Chạy ngắn có mấy giai đoạn có lẽ là câu hỏi của anh em đam mê bộ môn điền kinh và yêu thích ở hình thức chạy ngắn. Chạy có lẽ là việc vô cùng đơn giản nhưng đối với từng cự ly khác nhau thì đòi hỏi sự hiểu biết của bạn trong kỹ thuật chạy cũng có sự khác nhau. Từ đó mới đảm bảo khả năng bứt phá tốc độ nhanh nhất nhưng đảm bảo sức khỏe cho người thực hiện.
Khái quát về chạy ngắn? Chạy ngắn là gì?
Chạy ngắn là một bộ môn thể thao thuộc điền kinh. Là một bộ môn được nhiều người yêu thích và luyện tập để nâng cao sức khỏe cũng như là tham gia các cuộc thi lớn nhỏ khắp cả nước, đâu đâu cũng sẽ xuất hiện bộ môn chạy này.
Chạy ngắn là hình thức chạy trong một khoảng thời gian ngắn với cự ly cố định. Thuộc nhóm các môn thể thao có tốc độ cơ bản. Chạy ngắn cũng được lựa chọn để tập luyện nhằm nâng cao khả năng chạy và bứt tốc, rèn luyện sức khỏe và khả năng bứt phá trên cơ thể.
Mục đích của môn thể thao chạy ngắn này là làm sao trong thời gian ngắn nhất bạn hoàn thành cự ly chạy một cách nhanh nhất và vượt qua các đối thủ khác. Nói như vậy, về luật chơi thì rất đơn giản, ai về đích đầu tiên thì người đó sẽ dành chiến thắng.
Trong điền kinh, bộ môn chạy ngắn này là bộ môn thể thao xuất hiện sớm hơn cả. Nó ra đời sớm hơn nhiều so với những bộ môn khác, tiêu biểu là qua 13 kỳ thế vận hội đầu tiên chỉ có duy nhất 1 nội dung chạy nước rút khi vận động viên chạy từ đầu này đến đầu kia của một sân vận động.
Các mốc chạy ngắn
Không phải trong chạy ngắn tất cả các cự ly đều bằng nhau. Trong đó, ở thời điểm hiện tại thì chạy ngắn có 3 nội dung chạy tương đương với 3 cự ly chính. Tại bất cứ giải đấu nào và tại thế vận hội hiện hành, người ta cũng chỉ công nhận cho 3 cự ly chính.
Đó là chạy 100 mét, chạy 200 mét và chạy 400 mét. Các cự ly này áp dụng cho cả nam và nữ. Ở những cự ly ngắn như thế này, khả năng bứt tốc và đột phá của người chạy là vô cùng quan trọng. Từ đó ra đời các kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng dành chiến thắng cho người tham gia.
Vậy lợi ích của việc chạy này là gì? Chạy ngắn giúp cho cơ thể của bạn rèn luyện được sự dẻo dai, khả năng khéo léo và rèn luyện sức mạnh. Nói chung, không chỉ nâng cao sức khỏe mà nó còn đề cao khả năng vận động mạnh mẽ của bạn.
Chạy ngắn có mấy giai đoạn?
Chạy ngắn được chia thành các giai đoạn khác nhau trong kỹ thuật thực hiện. Ở mỗi giai đoạn bạn cần tối ưu thời gian cũng như là kỹ thuật đảm bảo đúng độc tác. Khác với hình ảnh chạy thường ngày thì chạy ngắn yêu cầu các động tác xuất phát rất đặc thù nhằm tăng khả năng bức tốc từ 2 chân và cánh tay của người thực hiện.
Giai đoạn 1: Bước chuẩn bị chạy ngắn có mấy giai đoạn?
Đây là giai đoạn đầu tiên trước khi bạn thực hiện chạy. Đây có thể nói là thao tác chuẩn bị xuất phát. Có nhiều cách thực hiện tư thế này sao cho bứt tốc nhanh nhất. Nhưng theo tìm hiểu thì có 2 cách chính và là những cách mà các vận động viên hàng đầu hay áp dụng, cũng như nhận được lời khuyên từ giới chuyên môn.
Thứ nhất là xuất phát thấp: Kỹ thuật này tương đối dễ để thực hiện. Bạn đứng thẳng so với bệ đạp sau chân của mình, sau đó hạ người cúi thấp và chống hai tay chạm đất, mắt nhìn thẳng về mục tiêu mình cần nhắm đến.
Tiếp theo, bạn từ từ nâng người lên, nâng mông lên và hạ thấp trọng tâm dồn xuống phía dưới và nhô bờ vai lên cao, cố gắng dồn trọng lực xuống chân. Khi có cờ hiệu xuất phát, bạn dồn toàn bộ sức vào bước chạy và thực hiện chạy những bước dài.
Thứ 2 là xuất phát cao: Kỹ thuật này có ưu điểm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần buông lỏng người, hơi hướng về trước và tay có thể thả lỏng. Khi có tiếng còi báo hiệu thì bạn bứt tốc chạy như bình thường. Nhưng khả năng bứt tốc của nó không thể so sánh với xuất phát thấp do có bàn đạp chân làm chỗ dựa.
Giai đoạn 2 chạy duy trì tốc độ
Đây là kỹ thuật áp dụng khi bạn bắt đầu chạy. Sau khi chuẩn bị và có cờ hiệu, đây là lúc bạn bắt đầu bứt tốc và tạo ra khoảng cách với đối thủ. Ở giai đoạn này, việc của bạn là giữ sự chú ý, tập trung vào các bước chạy, giữ tốc độ đang được duy trì thay vì tìm cách bứt phá thêm.
Bạn chạy nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cú đạp 2 chân ở bàn đạp trong giai đoạn tư thế chuẩn bị. Thế nên, tốc độ hiện tại mặc dù đã nhanh nên bạn chỉ cần duy trì nó một cách ổn định. Bạn cũng cần có những cú đạp chân mạnh và dứt khoát nhằm tạo ra những bước tiến dài.
Để tiết kiệm sức, bạn cần phải đạp chân đúng hướng cũng như vung tay theo nhịp chạy làm tăng khả năng rướn về phía trước. Bạn cũng cần co-duỗi chân theo nhịp của bước chạy để đảm bảo duy trì sức chạy bền trong thời gian ngắn.
Ở mỗi nhịp chạy, bạn thả lỏng hai tay, nằm nhẹ, vai và hông phải hoạt động mạnh về nhịp trước, duy trì động tác đạp sau đang được thực hiện. Nói tóm lại, trong giai đoạn này bạn cần tập trung và duy trì nhịp chạy là rất tốt.
Giai đoạn 3 chạy về đích
Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình chạy ngắn. Trong giai đoạn cuối cùng này, khi bạn đã chạy gần về đến đích thì tốt nhất là nên duy trì tốc độ vì đây là lúc cơ thể đã mỏi mệt ở các khối cơ. Bạn chủ động ngả người hơn về phía trước để đón vạch đích.
Bạn cũng chủ động ngả về trước ở cự ly chừng 20 mét cuối cùng, từ đó giúp tăng hiệu quả của các bước đạp sau và duy trì được sự bền bỉ trong các bước chạy. Trong quy định của luật chơi bộ môn này chỉ tính một bộ phận duy nhất ở thân trên chạm đích đầu tiên. Do vậy, bạn chủ động ngả người hơn về phía trước, đặc biệt là phần vai, đầu,…
Khi đã đến đích, bạn không nên dừng lại ngay mà hãy tiếp tục chạy thêm vài bước nữa với tốc độ giảm dần. Tránh việc dừng đột ngột khiến gia tốc làm cơ thể của bạn đổ dồn về phía trước, ngã xuống và chấn thương.
Đôi khi còn có thể gây ra hiện tượng va quệt với những người chơi khác, gây ra các tai nạn và chất thương không đáng có. Vậy đó là 3 bước đầu tiên trong các giai đoạn chạy nước rút.
Các lưu ý khi chạy ngắn
Trên đây là câu trả lời của :Chạy ngắn có mấy giai đoạn? Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự am hiểu và thực hiện một cách thường xuyên. Bạn cần có những lần tự luyện tập hoặc theo hướng dẫn của những người có hiểu biết mới có thể nâng cao khả năng bứt tốc cũng như là rèn luyện một cách có hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi kết thúc hành trình chạy thì bạn cũng không nên ngồi nghỉ ngay, hãy đi lại và vận động nhẹ nhàng để các bó cơ trên cơ thể giãn ra. Từ đó giúp thư giãn tốt hơn và tránh ngồi nghỉ tại chỗ tức thì rất dễ dẫn đến tình trạng chấn thương.
Có thể bạn quan tâm:
- Lắc vòng – Tác dụng ,hướng dẫn cách lắc đúng chuẩn
- Bóng chày – linh hồn của những trò chơi mang tính thể thao
Lời kết
Trên đây là bài viết chia sẻ về câu hỏi: Chạy ngắn có mấy giai đoạn? Để có được những hiểu biết tốt nhất cũng như nâng cao kỹ thuật chạy, bạn cần có sự tìm hiểu và khám phá để đảm bảo khả năng rèn luyện tốt hơn ở bộ môn chạy ngắn này.