Hiện tại, trên trang web chính thức của Tổng cục Du lịch đã đăng tải thông tin Việt Nam chính là nước thứ 22 trên thế giới đăng cai Giải đua xe công thức 1. Cụ thể, Hà nội sẽ là nơi được chọn là địa điểm tổ chức chặng đua nằm trong hệ thống Giải Vô địch thế giới Formula 1. Với sự kiện chuyên nghiệp, mang tầm quốc tế này, ngành du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội quảng bá hình ảnh con người và đất nước. Đồng thời đây cũng là đòn bẩy giúp ngành du lịch vượt qua cuộc khủng hoảng do dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra trong suốt thời gian qua.
Tìm hiểu lịch sử đua xe F1 bắt nguồn từ đâu
Nguồn gốc, lịch sử đua xe F1
Lịch sử đua xe F1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô vào những năm 1920 và 1930. “Công thức” là một tập các quy định mà tất cả những người và xe tham gia phải tuân thủ. Giải đua xe Công thức 1 chỉ được chấp thuận sau Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1946, với cuộc đua không tính vô địch đầu tiên được tổ chức vào cùng năm đó.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Đội đua xe Ferrari F1 – Đội đua thành công nhất lịch sử
- Đội đua xe McLaren – Lịch sử hình thành và phát triển
- Đội đua xe Mercedes F1 – Quá trình hình thành và phát triển
Một số tổ chức đua xe Grand Prix đã đặt ra các luật lệ dành cho Giải vô địch Thế giới từ trước chiến tranh, tuy nhiên do chiến tranh nên bị trì hoãn. Năm 1947, Ccộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Liên hiệp Anh vào năm 1950. Một giải vô địch dành cho đội đua diễn ra tiếp đó vào năm 1958.
Sau đó, các giải vô địch quốc gia được tổ chức tại Nam Phi và Liên hiệp Anh vào thập niên 1960 và 1970. Các cuộc đua Công thức 1 không tính vô địch được tổ chức trong nhiều năm nhưng do chi phí cho cuộc đua ngày càng cao, cuộc đua không tính vô địch cuối cùng diễn ra vào năm 1983.
Sự trở lại của các cuộc đua
Năm 1950, Giải đua xe F1 chính thức trở lại, đánh dấu bằng chiến thắng của nhà vô địch thế giới đầu tiên của giải đấu này là tay đua người Ý – Giuseppe Farina trong chiếc Alfa Romeo. Ông đã đánh bại đồng đội người Argentina Juan Manuel Fangio với tỉ số sát nút. Tuy nhiên, Fangio đã “phục thù” và giành lại chức vô địch các năm 1951, 1954, 1955, 1956 & 1957 (kỷ lục 5 lần giành chức vô địch thế giới của ông đã tồn tại suốt 45 năm cho đến khi tay đua người Đức Michael Schumacher giành được chức vô địch thứ 6 vào năm 2003). Mạch chiến thắng của ông bị ngắt trong 2 năm 1952 và 1953 do chấn thương, và người đoạt giải trong các năm đó là Alberto Ascari của đội đua Ferrari.
Đây cũng chính là khoảng thời gian thống trị của những đội đua do những nhà sản xuất xe hơi phổ thông điều hành – Alfa Romeo, Ferrari, Mercedes Benz và Maserati – tất cả các đội đua này đều đã thi đấu từ trước chiến tranh.
Ở mùa giải đầu tiên, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước thế chiến như 158 của Alfa. Chúng đều có động cơ phía trước, bánh xe có ta-lông hẹp và động cơ hút thường 4,5 lít hoặc tăng nạp 1,5 lít. Sau đó, tại các Giải vô địch thế giới năm 1952 và 1953 áp dụng quy định của Công thức 2, với những chiếc xe nhỏ hơn, yếu hơn, do lo ngại về số lượng xe hơi Công thức 1 không có nhiều trên thị trường.
Khi quy định Công thức 1 mới, với động cơ giới hạn còn 2,5 lít, được tái áp dụng vào năm 1954, Mercedes-Benz đã cho ra mắt chiếc W196 cải tiến, trong đó có một số sáng kiến đáng chú ý như van điều khiển vòng (desmodromic valve) và phun nhiên liệu cũng như thân xe đóng kín có hình dáng thuôn hơn. Mercedes đã giành chức vô địch tay đua trong hai năm, trước khi rút ra khỏi tất cả các giải đua mô tô sau Cuộc khủng hoảng Le Mans 1955.
Những cải tiến vĩ đại trong lịch sử đua xe F1
Sự cải tiến lớn đầu tiên phải kể đến đó chính là cải tiến công nghệ. Sự tái sản xuất các loại hơi có động cơ tầm trung của Cooper (theo sau chiếc Auto Union tiên phong của Ferdinand Porsche vào những năm 1930), lấy ý tưởng từ những mẫu thiết kế Công thức 3 thành công của công ty, diễn ra vào những năm 1950. Tay đua người Úc Jack Brabham, nhà vô địch thế giới vào năm 1959, 1960 và 1966, đã nhanh chóng chứng tỏ được tính ưu việt của mẫu thiết kế mới này. Đến năm 1961, tất cả những tay đua thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung.
Có thể bạn quan tâm:
- Bắn cung – Bộ môn thể thao đỉnh cao rèn luyện sự điềm tĩnh
- Bắn súng môn thể thao mang đến sự giải trí cực đỉnh
Nhà vô địch Thế giới người Anh đầu tiên là Mike Hawthorn, người lái một chiếc Ferrari giành được danh hiệu vào năm 1958. Tuy nhiên, khi Colin Chapman gia nhập làng với vai trò nhà thiết kế khung gầm và sau đó là người thành lập Team Lotus, đội đua xanh của Anh bắt đầu thống trị các đường đua trong thập niên tiếp theo. Với Jim Clark, Jackie Stewart, John Surtees, Jack Brabham, Graham Hill, và Denny Hulme, các tay đua của đội Anh và Khối thịnh vượng chung đã giành được mười hai chức vô địch thế giới từ năm 1962 đến 1973.
Vào năm 1962, Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng gầm khung bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã được chứng minh là bước đột phá vĩ đại nhất về công nghệ kể từ khi những chiếc xe hơi động cơ tầm trung ra mắt. Vào năm 1968, Lotus sơn lại tất cả chiếc xe của đội sang màu gan của hãng Imperial Tobacco, từ đó giới thiệu hình thức tài trợ vào môn thể thao.
Trên đây là lịch sử đua xe F1 mà mình đã tổng hợp được. Đây là một giải thể thao lớn và thu hút rất nhiều sự chú ý của khán giả và cả những tay đua.
Tổng hợp: thethaomoingay.net