Nhảy cầu là bộ môn gì? – Các kỹ thuật nhảy cầu cơ bản

Nhảy cầu là một trong những bộ môn độc đáo yêu cầu kỹ thuật cao cũng như sự tập trung cao độ từ các vận động viên. Bên cạnh đó, khán giả khi xem cũng cần biết được một số điều cơ bản để theo dõi thêm phần thú vị hơn.

Tìm hiểu chi tiết về bộ môn nhảy cầu 

Trước khi đến với kỹ thuật của bộ môn điêu luyện này, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu từ những thông tin cơ bản nhất.

Như thế nào là nhảy cầu?

Nhảy cầu là môn thể thao biểu diễn các tư thế nhào lộn, xoay, lật người từ việc tiến hành nhảy hoặc rơi tự do vào nước nhờ một bàn đạp hay nền tảng được chuẩn bị sẵn. Nhảy cầu được ban thể thao quốc tế công nhận và chính thức đưa vào thi đấu tại Thế Vận Hội cùng các kỳ đại hội thể thao trên toàn thế giới vào năm 2000.

Hình ảnh nhảy cầu chuyên nghiệp 
Hình ảnh nhảy cầu chuyên nghiệp

Hình thức biểu diễn thi đấu của bộ môn nhảy cầu

Một đội thi đấu sẽ gồm hai thành viên tham gia, sau đó biểu diễn nhảy cầu đồng thời. Hình thức nhảy cầu đối nghịch có thể có các kỹ năng nhưng đây không còn là một bộ phận của bộ môn cạnh tranh. 

Ví dụ, hai vận động viên cùng một đội sẽ có một người nhảy về phía trước, còn người kia sẽ nhảy vào phía trong tại cùng một vị trí. Hay một vận động viên thực hiện một kỹ năng nhảy cầu nào đó, trong khi người kia sẽ biểu diễn chuyển động lùi. Những trận thi đấu như thế này, việc đánh giá sẽ dựa vào kỹ thuật lặn xuống nước bao gồm về chất lượng lượt  nhảy, sự đồng điệu, thời gian hoàn thành một lượt thi đấu cá nhân hay cả đội.

Nội dung thi đấu bộ môn thể thao nhảy cầu 

Các cuộc thi trên thế giới ở bộ môn nhảy cầu thường có 3 nội dung chính bao gồm: cầu mềm 1 mét, cầu mềm 3 mét và cầu cứng 10 mét. Cách thức phân chia tham gia là phân theo giới tính và độ tuổi. Bộ môn chuyên nghiệp này được thi đấu ở độ cao 10m so với mặt nước, có mặt tại Thế Vận Hội và các giải đấu chuyên nghiệp khác trên thế giới.

Màn biểu diễn nhảy cầu nghệ thuật hoàn hảo 
Màn biểu diễn nhảy cầu nghệ thuật hoàn hảo

Cách chấm điểm khi tham gia nhảy cầu của vận động viên

Các vận động viên được đánh giá theo hoàn thành tốt mọi khía cạnh của việc nhảy theo các yếu tố sau:

  • Lượng nước bắn ra khi họ xuống nước. 
  • Tư thế tiếp nước đúng luật.
  • Các yêu cầu kỹ thuật khi nhảy và trên không.
  • Độ đẹp mắt của phần thi.
  • Các kỹ năng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
  • Yêu cầu của việc lặn.

Cách chấm điểm: Việc đánh giá chấm được trên thang điểm mười lần lượt gồm có ba điểm cho phần chuẩn bị trước khi rơi xuống tiếp nước, ba điểm tiếp theo cho kỹ thuật cú nhảy và ba điểm khi thực hiện kỹ thuật tiếp nước. Một điểm còn lại có sẵn do các giám khảo chấm. Sau một số lượt nhảy theo quy định, cá nhân hay nhóm vận động viên có điểm số cao nhất sẽ giành được huy chương vàng danh giá.

Tư thế nghệ thuật tucked
Tư thế nghệ thuật tucked

Nhảy cầu – Đại diện cho vẻ đẹp các định luật trong vật lý

Chắc hẳn bạn đã từng thắc mắc các vận động viên nhảy cầu khi có thể thực hiện được các động tác trên không trung đẹp mắt đến thế khi rơi tự do xuống nước từ độ cao 3 mét hoặc 10 mét. Đó chính là vẻ đẹp của những định luật trong vật lý đấy.

Những tấm ván đặt với độ cao 3m hoặc 10m so với mặt nước là bước đệm cho vận động viên thực hiện cú nhảy ở bước thứ nhất . Thời gian thực hiện chỉ tầm 2 giây kể từ lúc bắt đầu, các vận động viên phải xoay vài vòng trên không trung và tiếp nước bằng cách ít gây gợn sóng nhất có thể ( lượng nước bắn ra càng ít thì điểm số càng cao ).

Lượt nhảy cầu đúng kỹ thuật nhất sẽ có hình dạng phía trước giống như đường cong parabol. Nếu bật nhảy càng cao, người tham gia thi đấu có thể thực hiện được những tư thế lật, xoay người để có màn trình diễn hấp dẫn nhất.

Các yêu cầu về định luật vật lý

Xét về khía cạnh khoa học, vận động viên cần nắm rõ và hiểu biết tốt về các định luật trong vật lý. Một số định luật được áp dụng trong bộ môn này lấy ví dụ như sự ma sát, chuyển động xoay tròn và khả năng điều khiển chuyển động và tư thế của cơ thể sẽ làm nên một màn biểu diễn mãn nhãn và ấn tượng.

Tư thế nhảy cầu nghệ thuật piked
Tư thế nhảy cầu nghệ thuật piked

Một số tư thế nhảy cầu nâng cao thường thấy 

Các pha xoay lật người trên không trung thường sử dụng hai tư thế kỹ thuật dưới đây:

Tư thế biểu diễn tucked 

Đây là tư thế co và lấy hai tay ôm hai đầu gối, sau đó xoay vòng trên không và cuối cùng là duỗi người ra khi tiếp nước. Với tư thế này, việc xoay vòng sẽ tạo nên một mômen để chống lại vận tốc rơi gọi là mômen quán tính. Nhờ vậy mà thời gian biểu diễn của các vận động viên sẽ kéo dài hơn.

Tư thế biểu diễn nhảy cầu piked

Đây là tư thế duỗi thẳng rồi lấy hai tay ôm đầu gối và chân, sau đó sẽ thực hiện các động tác yêu cầu kỹ thuật cao trước tiếp nước.

Kỹ năng của tư thế piked sẽ khó hơn nhiều so với tư thế tucked bởi vì tư thế này không tạo ra được mômen quán tính như của tucked. Vận động viên khi thực hiện tất nhiên sẽ có ít thời gian hơn và cũng khó để tiến hành lật và xoay người hơn. Chính vì lẽ đó mà dĩ nhiên tư thế piked sẽ đạt điểm cao hơn so với tucked nếu thực hiện thành công phần trình diễn của mình.

Tiêu chuẩn tiếp nước hoàn hảo 

Theo tiêu chuẩn được đưa ra, một pha tiếp nước hoàn hảo là vận động viên khi tiếp nước ít gây ra sự gợn sóng và xao động nhất có thể. Để làm được tư thế nhảy cầu này, vận động viên dù tiếp nước ở tư thế nào đi nữa đều phải tính toán để người tại với mặt nước một góc xiên thẳng với vận tốc đạt khoảng 48 km/h.

Rip entry – Một pha tiếp nước hoàn hảo là pha tiếp nước mà khi vận động viên rơi xuống nước sẽ theo phương thẳng đứng vuông góc với mặt nước. Việc tiếp nước bắt buộc phải không làm xao động quá nhiều, chỉ gây ra gợn sóng rất nhỏ không đáng kể. Âm thanh của pha tiếp nước hoàn hảo chính là âm thanh rip trong cụm từ rip entry.

Màn biểu diễn của Nguyễn Quang Đạt - Đặng Hoàng Tú
Màn biểu diễn của Nguyễn Quang Đạt – Đặng Hoàng Tú

Có thể bạn quan tâm:

Đội tuyển nhảy cầu Việt Nam tham gia SEA Game 31 

Trong kỳ SEA Game 31 diễn ra tại Việt Nam vừa rồi, đội tuyển nhảy cầu nước ta đã xuất sắc giành được 4 tấm huy chương bao gồm 2 tấm huy chương bạc và 2 tấm huy chương đồng. Với thành tích này, đội tuyển quốc gia đã thành công đổi màu huy chương ở bộ môn này so với kỳ SEAGame 30. 

Phần trình diễn được đánh giá là đáng xem nhất phải nói đến là nội dung nhảy cầu mềm ở độ cao 3 mét phần thi đôi nữ của cặp đôi Ngô Phương Mai – Mai Hồng Hạnh. với tổng 237.57 điểm có được, với độ khó tăng dần trong từng lượt nhảy. 

Ngoài ra các tấm huy chương bạc và đồng lần lượt thuộc về bộ đôi Phương Thế Anh – Nguyễn Tùng Dương nội dung đôi nam cầu mềm 3m; Ngô Phương Mai tấm huy chương đồng nội dung đơn nữ cầu mềm 1m và cuối cùng là bộ đôi vận động viên Nguyễn Quang Đạt – Đặng Hoàng Tú với tổng số điểm 251,46.

Lời kết

Những vận động viên nhảy cầu chính là linh hồn đưa các định luật vật lý lên một vẻ đẹp thực sự mãn nhãn. Sự hấp dẫn của bộ môn này trong thể thao là không thể bàn cãi. Tính đẹp mắt và hấp dẫn đều thu hút sự chú ý của khán giả theo dõi trực tiếp hay qua màn ảnh. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu và nắm được các thông tin về bộ môn thể thao độc đáo này.

 

Những bài viết liên quan

Bài viết gần đây