Xiếc là gì? Cách đây vài chục năm, hình ảnh những gánh xiếc luôn thu hút sự chú ý của đám đông và khiến mọi người ngóng chờ. Nhưng thời gian gần đây, việc nhiều loại hình giải trí ra mắt đã làm loại hình này dần mất đi vị thế. Liệu rằng nghệ thuật này có bị mai một? Mời bạn tìm hiểu cùng chúng tôi những thông tin thật thú vị.
Xiếc là gì? Lịch sử ra đời
Tên gọi xiếc trong tiếng Việt là bắt nguồn từ tiếng Pháp “Cirque”. Vốn là một hình thức tạp kỹ – tức là tổng hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau. Một buổi diễn sẽ là nghệ thuật thể hiện các động tác leo trèo, nhảy nhót, uốn dẻo… Đồng thời phô bày khả năng khéo léo, những khả năng kỳ lạ của cả người và con vật.
Trong một buổi xiếc diễn ra, lần lượt từng tiết mục được biểu diễn. Mỗi tiết mục lại mang đến cho người xem những màn mãn nhãn, vô cùng đặc sắc. Có đôi khi không khí được đẩy lên đến cao trào với các động tác mạo hiểm. Khán giả cũng phải thót tim theo. Xiếc kết hợp với ảo thuật là một hình thức thường gặp.
Nếu như trên thế giới, lịch sử ra đời xiếc bắt nguồn từ các nước Âu Mỹ khoảng từ thế kỷ X. Thì ở Việt Nam, xiếc được du nhập vào thời Pháp thuộc. Có thể nói, trong quá trình Pháp đô hộ Việt Nam, đã cố tình đồng hóa văn hóa, mang đến những thứ độc hại như thuốc phiện, mại dâm, rượu bia, sòng bạc… Xiếc trở thành một điểm sáng hiếm hoi, một thứ văn hóa tốt đẹp mà người dân ta học hỏi và phát huy được.
Các loại xiếc phổ biến hiện nay
Vậy là tính đến nay, xiếc Việt Nam đã có hơn 100 năm phát triển, đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm khác nhau. Cùng với sự sáng tạo và tài tình của con người Việt, nó đã phát triển từ những loại hình cơ bản đến kết hợp nhiều kỹ thuật phức tạp hơn. Dần loại hình này càng được nhiều người đón nhận và mong chờ mỗi khi rạp ra vở diễn mới.
Phân loại xiếc cơ bản
Nếu phân loại theo chủ thể biểu diễn, được chia làm 2 loại là xiếc người và thú. Còn nếu phân chia theo động tác, sẽ bao gồm 5 kiểu động tác như sau:
- Nhào lộn: là hình thức con người tận dụng sự nhanh nhẹn của các kỹ thuật chân tay. Tiến hành bật nhảy và xoay người, lộn vòng trên không trung. Riêng động tác này cũng đã chia ra nhào lộn nhảy, nhào lộn thể lực, nhào lộn chuyển vị trí…
- Thăng bằng: Đối với thăng bằng, quan trọng nhất là diễn viên phải giữ mình tại vị trí rất cheo leo mà không phải ai bình thường cũng làm được. Ví dụ thăng bằng đạp xe 1 bánh, thăng bằng trên trụ, đi vững cà kheo…
- Tung hứng: Một màn dễ khiến người chơi hoa mắt, chóng mặt và mải mê quan sát chuyển động của người diễn. Thao tác nhanh nhẹn, kết hợp thêm các tình huống khó hẳn sẽ làm mọi người bất ngờ.
- Thể thao: Loại hình này cần đến thể lực mạnh và đôi khi kết hợp một vài trò khá mạo hiểm.
- Hề xiếc: Bằng nhân vật chú hề quen thuộc, từ đây cũng xuất hiện nhiều diễn viên nổi tiếng, gắn bó với làm xiếc và tấu hài.
Loại hình xiếc Việt Nam
Do có sự phát triển muộn hơn thế giới, nhưng xiếc Việt Nam đang cố gắng nỗ lực để hòa mình vào môi trường chung. Xiếc Việt Nam bây giờ phát triển theo 2 xu thế chính là dân gian và đương đại.
Xiếc dân gian chủ yếu phục dựng lại các vở diễn trước đây. Tận dụng các yếu tố thuần Việt như trang phục áo the khăn đóng, váy áo tứ thân, khung cảnh buổi biểu diễn đã tái hiện lại cảnh gánh hát xưa. Là khi mỗi lần có gánh xiếc đến làng là già trẻ, trai gái rủ nhau đi xem và háo hức hết cả tuần. Khi mà phương tiện giải trí quá ít thì nó mang đến những hào nhoáng cho cuộc sống vất vả.
Xiếc đương đại có cách tiếp cận phong phú hơn. Vừa hòa mình vào cũng thế giới với các màn ảo thuật cực hóc búa, vừa biết kết hợp với các loại hình sân khấu truyền thống. Sân khấu lúc này trở nên lộng lẫy, sang trọng mà vẫn đậm dấu ấn Việt.
Rạp xiếc trung ương ở đâu?
Xiếc ở nước ta diễn ra nhiều nhất ở rạp xiếc trung ương. Mà nếu muốn theo dõi một màn trọn vẹn thì bạn phải biết địa chỉ rồi đúng không? Rạp xiếc Trung ương nằm ở số 67 – 69, phố Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một số thông tin khác về rạp có thể liên hệ qua:
- Số điện thoại liên hệ
- Website chính thức
- Facebook chính thức
Bạn hoàn toàn có thể truy cập trang web trên để theo dõi lịch các buổi biểu diễn sắp tới, đặt lịch hoặc đặt vé xem đều được.
- Giá vé của một buổi xem khoảng 100.000 – 150.000 đồng/vé trẻ em, 200.000 đồng/vé người lớn.
- Rạp xiếc trung ương có các màn biểu diễn đặc biệt theo sự kiện như Vui Trung thu, mừng Noel, nhân dịp Quốc tế thiếu nhi. Màn diễn nào cũng đặc sắc và thu hút nhiều đối tượng khác nhau.
- Giờ công chiếu sẽ có 2 ca vào thứ 7 hoặc chủ nhật. Có thể là buổi sáng, chiều hoặc tối tùy theo lịch của rạp.
- Vào những dịp đặc biệt, rạp sẽ có chương trình miễn phí vé cho trẻ em cao dưới 80cm.
Diễn viên xiếc Việt Nam nổi tiếng
Có rất nhiều diễn viên nổi tiếng thế giới từ nghề này, nhưng ở Việt Nam chỉ có vài gương mặt tiêu biểu như sau.
Tạ Duy Hiển
NSND Tạ Duy Hiển là cố nghệ sĩ xiếc nổi tiếng Việt Nam, chuyên môn của ông là về xiếc thú. Ông sinh ra vào năm 1889, gia đình có nghề kinh doanh nên đã được tiếp xúc với văn hóa nước ngoài từ rất sớm.
Đến năm 1922, sau khi đã trải qua không ít buồn vui trong cuộc sống, ông đã cùng anh em, họ hàng của mình lập ra một gánh xiếc nho nhỏ. Tuy là lần đầu tiên có một gánh xiếc hoàn toàn là người Việt, nhưng các tiết mục đều vô cùng phong phú, đầy đủ loại hình.
Tiếng tăm của đoàn không chỉ ở trong nước mà còn vang danh đến nước ngoài. Nhiều lần ông Hiển đã dẫn đoàn đi lưu diễn ở Lào, Campuchia, Trung Quốc… Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công và khi miền Bắc Giải Phóng, ông đã góp công, góp của, góp người vào xây dựng Đoàn xiếc Nhân dân Trung ương.
Nguyễn Thị Tâm Chính
NSND Nguyễn Thị Tâm Chính sinh năm 1945 tại Thanh Hóa. Bắt đầu nổi danh từ tiết mục “Cô hàng giải khát” vào năm 1963, bà đã rất nỗ lực để trở thành nghệ sĩ xiếc hàng đầu.
Ban đầu bà chính là một thành viên của gánh xiếc Tạ Duy Hiển. Đến năm 1970, lập gia đình cô cũng chọn một nam diễn viên xiếc – Lê Thể để bầu bạn. Năm 1987, sau quãng thời gian cố gắng sáng tạo không ngừng nghỉ, bà được bầu làm Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam.
Giang Quốc Cơ – Giang Quốc Nghiệp
Quốc Cơ Quốc Nghiệp trở thành một hiện tượng mới không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn thế giới. Được ưu ái gọi tên “hoàng tử xiếc”, cặp anh em này đã liên tục lập và phá kỷ lục Guiness của chính mình.
Kỹ thuật anh em biểu diễn là trò chồng đầu, giữ thăng bằng và cùng nhau vượt qua cả trăm bậc thang bộ liên tục. Hơn 20 năm rèn luyện, trải qua biết bao cực khổ, thậm chí cả tai nạn nghề nghiệp, Quốc Cơ – Quốc Nghiệp đã mang ước vọng vươn ra thế giới của xiếc Việt Nam tỏa sáng.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chơi Xì Dách dễ thắng, đơn giản, chi tiết cho người mới
- Cầu lông – Kỹ thuật đánh cầu lông cho người mới bắt đầu
Trên đây chỉ là một phần nhỏ những thú vị xung quanh nghề xiếc và các vở diễn sôi động, náo nhiệt. Nếu muốn tìm hiểu thêm những loại hình nghệ thuật, các bộ môn thể thao hay thông tin bên lề của cuộc sống, đừng quên cập nhật tại trang chủ của chúng tôi bạn nhé!