Boxing không còn xa lạ ở Việt Nam, từ đó nhu cầu tập luyện Boxing cũng cao hơn. Tuy nhiên nhiều người muốn tập luyện boxing tại nhà nhưng tập thế nào cho đúng kỹ thuật và cần lưu ý dành cho người mới học boxing thì bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về việc tập boxing tại nhà.
Cần chuẩn bị gì khi tập boxing tại nhà
Bao cát
Bao cát là một trong những dụng cụ cần thiết khi tập boxing tại nhà cũng như tập những bộ môn võ thuật khác. Bao cát giúp tăng khả năng nhạy bén khi tập luyện như đấm, đá, khả năng đối kháng tuyệt vời cũng như sức mạnh và độ chính xác khi ra đòn.
Bao cát mà người tập nên chọn là những bao cát có trọng lượng từ 2/3 trọng lượng cơ thể người tập trở xuống. Không nên lựa chọn những bao cát quá nặng làm lực tác động ngược của bao cát quá sức phản kháng của người tập khiến cho người tập bị ảnh hưởng đến thể lực.
Găng tay boxing
Một dụng cụ không thể nào thiếu trong tập boxing tại nhà là găng tay boxing. Găng tay đấm bốc là dụng cụ chuyên dụng để tập đối kháng kết hợp với bao cát. Găng tay đấm bốc giúp người tập tăng lực khi ra đòn đấm bốc, tránh những đòn hiểm hóc và bảo vệ đôi tay khỏi những chấn thương không đáng có.
Băng đa quấn tay
Băng đa quấn tay là dụng cụ mà khi tập luyện bất kỳ môn thể thao nào cũng nên có. Băng đa quấn tay là dụng cụ mà hầu hết các võ sĩ đều sử dụng trước khi đeo găng tay để bảo vệ tay trước những chấn thương không mong muốn. Từ đó có thể thấy đây là dụng cụ quan trọng của băng đa quấn tay, người tập nên mua dụng cụ này cùng với găng tay boxing để tăng độ an toàn khi tập luyện.
Dụng cụ tập thể lực
Việc nâng cao thể lực để bồi dưỡng khả năng tập luyện là điểu không thể thiếu trong quá trình tập luyện boxing tại nhà. Do đó, người tập nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ tập thể lực như dây đàn hồi, dây thừng tập gym hoặc dây nhảy thể dục để có thể rèn luyện và nâng cao sức khỏe ngay tại nhà.
Đồ tập boxing tại nhà
Cuối cùng trong danh sách những thứ cần chuẩn bị khi tập boxing tại nhà là người tập nên chuẩn bị một bộ đồ chuyên dụng. Hãy chuẩn bị những món đồ thoải mái để tạo điều kiện cho cơ thể thực hiện các động tác một cách mượt mà hơn, di chuyển dễ dàng. Một chiếc áo rộng cùng quần thể thao chuyên dụng sẽ là những món đồ nên có trong tủ đồ tập boxing tại nhà của bạn.
Những kỹ thuật cần có khi tập boxing tại nhà
Kỹ thuật tấn công cơ bản
Kỹ thuật đấm: người tập cần giữ cổ tay thẳng, tay cao bằng vai, mắt nhắm thẳng vào mục tiêu, xoay hông và trục cơ thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi những đòn tấn công bất ngờ và luôn trong tư thế tấn công đối thủ
Jab: Jab là hành động đấm thẳng về phía trước vai, đây là kỹ thuật đơn giản nhất khi tập boxing.
Cross: Đây là kỹ thuật đấm gần giống như jab với động tác đấm xéo qua trước mặt. Trong khi đấm hơi xoay hông.
Hook: Hook là kỹ thuật đánh vòng qua cơ thể. Khi đánh, phần cẳng tay sẽ lướt ngang qua trước mặt đối thủ và phần thân trên cũng chuyển động theo.
Kỹ thuật phòng thủ cơ bản
Dùng bàn tay phải để đỡ: Lúc này, bạn đưa tay phải lên ngược chiều cú đấm khoảng 10-15 cm, mở lòng bàn tay cản cú đấm, đồng thời không được quay người và dùng chân phải để đẩy trọng tâm lên chân trái, ngẩng cao đầu hay nhắm mắt khi đỡ.
Xoay người (roll): Kỹ thuật này người tập cần sử dụng cẳng tay phải để đỡ đòn móc trái vào đầu của đối thủ. Khi người chơi gặp phải đòn móc trái, hãy lập tức chuyển trọng tâm sang bên trái cơ thể, thân xoay về tạo điều kiện phản công cho tay trái. Lòng bàn tay phải mở rộng, che thái dương phải, đầu cúi xuống và cằm tỳ sát xương đòn trái.
Một vài lưu ý khi tập boxing tại nhà
1. Gồng sức khi tập luyện
Đây là lỗi sai cơ bản với hầu hết những người tập boxing khi mới tập luyện. Họ thường nhìn thấy những bậc tiền bối tung ra những cú đấm uy lực và bắt chước theo tuy nhiên việc làm theo khi chưa có đủ kiến thức và kỹ thuật khiến cơ thể chịu những tổn thương về cơ, xương khớp.
Với người mới đầu, điều quan trọng là cần phải có một nền tảng kỹ thuật chuẩn, thành thạo. Lúc đó tốc độ đòn đấm cũng nhanh hơn và sẽ tạo ra một lực đấm mạnh hơn. Kết quả sau một quá trình dài luyện tập đúng kỹ thuật thì bạn cũng sẽ sở hữu cho mình cú đấm không hề kém cạnh.
Còn nếu tiếp tục gồng cứng, nắm đấm của bạn sẽ đi chậm hơn, tạo ra ít lực hơn và sẽ nhanh mất sức hơn cũng như các cơ dễ bị tổn thương hơn.
2. Không chú ý đến hơi thở
Nhịp điệu thở là điều vô cùng cần thiết để duy trì sức bền của người tập. Giữ hơi thở đều đặn giúp bạn không bị mệt trong lúc tập luyện hay thi đấu. Tuần hoàn máu sẽ hiệu quả hơn, cung cấp đủ oxy lên não giúp cho bạn tư duy thông suốt để tạo ra những đòn hiệu quả.
3. Boxing là một bộ môn có sự va chạm mạnh
Boxing được biết đến là bộ môn có tính đối kháng rất cao giữa hai người. Hay nói theo cách khác thì Boxing là sự né đòn và phản đòn liên tục. Tất cả các kỹ năng, kỹ thuật cũng như chiến thuật từ đơn giản đến phức tạp đều phục vụ cho mục đích trên. Trong quá trình luyện tập bạn có thể làm bạn với bao cát để nâng cao thể lực, rèn luyện sức bền. Tuy nhiên bạn không thể làm bạn cả đời với bao cát được. Đó chính là lí do vì sao bạn bắt buộc sẽ phải đối mặt với các bạn tập của mình. Bởi vậy, những va chạm và chấn thương nhỏ là điều khó có thể tránh.
4.Chọn dụng cụ tập phù hợp
DỤng cụ tập boxing
Các chuyên gia đánh giá, Boxing là phương pháp hiệu quả giúp bạn rèn luyện thể lực nhưng nó cũng khiến bạn dễ gặp chấn thương. Bởi vậy, việc lựa chọn các dụng cụ bảo vệ tốt là rất cần thiết. Việc lựa chọn được một chiếc bao da đủ dài và bền; hay một đôi găng tay mềm chất lượng sẽ giúp bạn an toàn hơn trong quá trình tập luyện.
5. Nên tập luyện cùng HLV
Đối với người mới làm quen với Boxing thì việc lựa chọn một HLV chuyên nghiệp để hướng dẫn là bước đầu rất quan trọng. Chọn một vị HLV chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn học những kỹ thuật chính xác nhất. Các HLV sẽ giúp bạn hiểu sâu và đúng hơn về Boxing. Từ đó tăng tính tò mò và hứng thú cho người tập. Hiện nay, có rất nhiều các trung tâm uy tín khác nhau trong nước. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tìm một HLV giỏi để luyện tập theo.
6. Những kỹ thuật khi tập Boxing.
- Đấm thẳng tay: Boxing là môn võ thuật sử dụng lực chính từ đôi bàn tay. Theo các HLV Boxing, để có được những đòn đấm phản công mạnh mẽ thì kỹ thuật tay rất quan trọng. Người tập luôn phải chú ý đế tư thế khi ra đòn phản công; tay phải luôn thẳng để dồn lực mạnh nhất. Lực đẩy từ mông và bụng cũng là những yếu tố trợ lực rất tốt. Từ đây, người tập có thể dồn lực tạo ra những cú đấm mạnh. Vì thế, khi tập Boxing, bạn cần sự điều phối linh hoạt lực từ các bộ phận trong cơ thể.
- Điều tiết hơi thở: Việc chú ý đến hơi thở khi tập Boxing là một kỹ thuật rất cần thiết. Kỹ thuật thở đúng cách là phương pháp tiên quyết cho bất kì ai khi bắt đầu tập luyện Boxing. Bạn cần phải hít vào bằng mũi và thở ra thật sâu và đều đặn bằng miệng. Theo các HLV, nếu bạn hít vào bằng miệng, điều này sẽ khiến bạn mất sức rất nhanh. Việc duy trì một nhịp thở đều đặn sẽ giúp người tập tăng sức bền và sức mạnh để tạ ra những cú đấm hiệu quả.
Lời kết luận
Hi vọng với những lưu ý dành cho người mới học boxing sẽ giúp ích cho các bạn mới khi tìm hiểu về bộ môn này. Bài viết này của chúng mình xin dừng tại đây! Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo