Vào mùa lễ hội đặc biệt là dịp tết nguyên đán thì trò chơi đấu vật được nhiều làng quê tổ chức. Cùng xem hướng dẫn cách chơi đấu vật chi tiết để hiểu rõ luật chơi
Đấu vật là một trò chơi dân gian mà hiện nay vẫn được biết đến nhiều nhất ở hầu hết các tỉnh phía bắc như Trung Mầu (Gia Lâm), Vị Thanh (Vĩnh Yên) , Mai Động( Hà Nội), Đoan Hùng( Vĩnh Phúc),….tương truyền môn đấu vật này đã được bà Lê Chân- nữ tướng tiên phong của Hai Bà Trưng dùng để tuyển binh tướng. Chính vì vậy, ngày nay trò chơi này cũng được xem như là một cách để nhắc nhở lại kỉ niệm thuở xưa.
Bây giờ, trò chơi này không chỉ dành cho các lễ hội của người lớn mà một số trường học đặc biệt là các trường mầm non cũng lấy trò chơi này ra để tổ chức nhằm mục đích giúp các bạn nhỏ vận động, tăng cường sức khỏe hoặc xem như một cách nhắc nhở về việc ăn uống.
Chuẩn bị trước khi chơi
Người chơi
– Trò chơi là sự thể hiện về sức khỏe rất nhiều nên không khuyến khích các bạn nữ tham gia mà chỉ nên đứng xung quanh cổ vũ, động viên các bạn nam.
– Độ tuổi chơi có thể từ các bạn mầm non trở lên nhưng hình thức chơi sẽ đơn giản hơn so với đấu vật của người lớn.
– Số lượng người chơi là không giới hạn, tuy nhiên phải đảm bảo lượng thí sinh tham gia là số chẵn.
Không gian chơi
Trò chơi sẽ là cuộc thi đấu giữa hai người, được hạn chế trong vòng tròn cố định hoặc là trên khán đài. Vậy nên địa điểm chơi cần là nơi bằng phẳng, k có vật cản gây nguy hiểm cho người chơi. Có thể chọn những nơi như bãi đất trống, đình làng, nhà văn hóa, sân trường,…
Dụng cụ cần chuẩn bị
– Trống: Nhằm báo hiệu trò chơi bắt đầu và để cổ vũ cho người chơi
– Cờ: Có cán dài khoảng 2m để ngăn cản khán giả lấn sân chơi và phất cờ theo nhịp trống nhằm cổ vũ người thắng.
– Các phần thưởng cho người chiến thắng
Một số ngôn từ cần diễn giải trong trò chơi
– Keo vật là một trận đấu có hai người đấu với nhau
– Đô vật là người tham gia chơi
– Miếng là thế vật
Cách chơi trò chơi đấu vật
Luật chơi
– Trong quá trình thi đấu, không được dùng tay để đấm, đá hay làm đau đối phương.
– Người chiến thắng là người vật ngã ngửa, ngã sấp hoặc nhấc bổng đối phương lên không trung.
– Giải phụ là giải thưởng dành cho người nào chỉ thắng một keo vật bất kỳ
– Giải chính là giải thưởng chỉ dành cho người nào vẫn giữ phần thắng trong suốt kỳ mở lễ hội thi đấu
– Người phá giải là người vật thắng được người giữ giải của kỳ hội năm trước và vật thắng một số người thi đấu khác.
Cách chơi Đấu vật
– Trước khi bắt đầu đấu vật, các đô vật sẽ lên khán đài để cùng chào hỏi khán giả và đối phương. Khi có tiếng trống báo hiệu bắt đầu, các đô vật sẽ đi xung quanh nhau để tìm sơ hở của đối phương rồi xông vào ôm lấy nhau mà vật.
– Trong quá trình vật, nếu bị bắt bài (lỡ miếng) thì đô vật ẽ phản kháng bằng cách nằm sát đất để tránh bị đối phương vật ngã hoặc nhấc bổng lên. Đợi khi đối phương có sơ hở thì mới vùng dậy để vật lại
– Di chuyển trên khán đài không chỉ có 2 đô vật mà còn có 2 người quản trò, một người cầm trống để đánh cổ vũ cho người chơi, một người thì đi xung quanh để cản khán giả tránh lấn khán đài.
– Trò chơi cứ thế kéo dài cho đến khi tìm được người thắng cuộc.
Nắm được cách chơi đấu vật trên đây khi bạn xem hoặc chơi trực tiếp sẽ hiểu luật hơn, từ đó thấy được sự hấp dẫn, thú vị của trò chơi!