Chi chi chành chành – Trò chơi dân gian mà ai cũng biết

Chi chi chành chành có vẻ được khá ít người trẻ hiện nay biết đến. Phần nhiều vì cuộc sống thay đổi nên trò chơi này không còn quá phổ biến. Vì thế, trò chơi đang ngày càng bị rơi vào lãng quên. Từng hiện lên là một nét đẹp văn hóa đáng tự hào của dân tộc nhưng giờ đây trò chơi này bị rơi vào tình trạng không còn quá nhiều người biết đến và đang có xu hướng biến mất. 

Chi chi chành chành là gì?

Định nghĩa về trò chơi này hiện tại cũng còn khá ít người biết đến. Trò chơi này cần có ít nhất 2 người mới thực hiện chơi được và không thể thiếu chính là bài đồng dao làm nên tuổi thơ của bao người con đất Việt. Chi chi chành chành được nhiều trẻ em thời xưa yêu thích vì dễ chơi và có thể chơi được với nhiều người. 

Người ta luôn cho rằng, bài đồng dao đi liền trong trò chơi thực chất là một sản phẩm từ trí tưởng tượng của nhân dân. Thế nhưng, ý nghĩa của bài thơ này ẩn sau câu chuyện lịch sử có thật từ thời thuỷ tổ An Dương Vương mà sau này đã được giáo sư Lê Quang Châu giải thích.

Từng một thời đây là trò chơi được yêu thích và có mặt khắp mọi nơi, thế nhưng giờ nó đã theo dấu vết của thời gian ngày càng mai một. Đây từng được nhiều khách nước ngoài khi du lịch đến Việt Nam thích thú tìm hiểu và xem là một trong những trò chơi dân gian là niềm tự hào của người dân Việt. Thời gian biến động, công nghệ tân tiến ra đời, ký ức về trò chơi này theo đó cũng dần phai mờ.

Chi chi chành chành được coi là nét đẹp văn hoá của dân tộc
Chi chi chành chành được coi là nét đẹp văn hoá của dân tộc

 Ý nghĩa của bài đồng dao chi chi chành chành

Tưởng chừng chỉ là một bài đồng dao được trẻ con hát cho vui nhưng thực chất, bài vè của trò chơi này mang ý nghĩa gắn liền với những giai thoại. Và không chỉ một, bài đồng giao chi chi chành chành này còn được giải thích theo nhiều chiều ý nghĩa khác nhau. 

Bài đồng dao với được giải thích dựa trên chuyện dân gian

Từng có người giải mã ra bài đồng giao này, đó chính là vị giáo sư Lê Quang Châu. Ông giải thích rằng “chi” tức là những người trong dòng họ nối tiếp nhau. “Chành” là khi đã hết “chi”, không còn chi kế tiếp sẽ được chuyển sang chành. “Con ngựa chết trương” là nói về một nhân vật tạo phản. 

“Ba vương ngũ đế”, ba vị vua phải “chấp dế đi tìm”, đi tìm một con đường mới để xây dựng nên một chế độ mới. “Ù à ù ập” là sự vui mừng khi đoàn kết được trăm họ lại làm một. 

Bài đồng giao của trò chơi được hiểu theo nhiều nghĩa
Bài đồng giao của trò chơi được hiểu theo nhiều nghĩa

Giải thích theo sự kiện lịch sử có thật

Nếu theo sử Việt thì cũng từng có người giải thích về bài ca dao như sau: “Chu tri chành chành” là một hình thức như lời báo. “Cái đanh nổi lửa” hay chính là sự kiện Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. “Con ngựa đứt cương”, khi ngựa bị đứt cương thì chúng sẽ không còn kiểm soát được, đây cũng gợi về sự kiện vua Tự Đức băng hà, triều đình bắt đầu loạn lạc. 

“Ba vương tập đế” chính là ba vị vua, hay chính là sự lên ngôi liên tiếp của ba vị hoàng đế trong triều đình nhà Nguyễn đó là Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Hàm Nghi. “Hú tim bắt ập”, nhân dân nghĩ ra câu vè này là để gợi về hình ảnh vua Hàm Nghi bị cận thần tạo phản, dẫn quân địch vào bắt vua giữa lúc vua đang ngủ.

Cách chơi và luật chơi của chi chi chành chành

Vì là một trò chơi dành cho thiếu nhi nên trò này cũng không hề khó chơi hay luật chơi khó hiểu. Cách chơi đơn giản, dễ hiểu nhưng lại tạo được không khí vui tươi làm cho mọi người bị cuốn hút nhất định vì thế tạo tiếng cười rôm rả. 

Trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản
Trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản

Làm thế nào để chơi chi chi chành chành

Một người xoè bàn tay ra, người còn lại đặt ngón trỏ của mình ở giữa lòng bàn tay đối phương và bắt đầu hát bài đồng giao. Đến câu “hú tim bắt ập” thì người đang xòe tay sẽ bất ngờ nắm tay lại.

Đến đây, nếu người đang chỉ ngón trỏ kia bị bắt ngón tay lại mà không thể rút ra thì sẽ thua. Ngược lại, người này rút ra trước khi người kia nắm tay lại thì sẽ thắng. Về cơ bản, trò chơi này chỉ đòi hỏi phản ứng nhanh nhạy của người chơi sao cho giành được phần thắng về phía mình. Tuy đơn giản, nhưng trò chơi chi chi chành chành này đã mang đến những giá trị tinh thần rất cao đối với những người chơi. 

Luật chơi của trò chơi này là gì?

Thực chất luật chơi của trò hay không quá phức tạp và hầu như không có cả luật chơi. Chỉ có một quy định duy nhất đó là khi người xòe tay đã nắm ngón tay lại thì tức là bạn đã thua. 

Và người thua sẽ lại làm người xoè bàn tay thế chỗ cho người trước. Nếu không thua thì người kia vẫn tiếp tục làm người xòe tay cho tới khi nào nắm được ngón tay đối phương. Luật chơi chỉ có vậy nhưng bao thế hệ trẻ bị thu hút không thể cưỡng lại được. 

Giá trị mà chi chi chành chành mang lại cho dân gian

Vì chỉ là một trò giải trí nên trò chơi này hầu như không mang lại các lợi ích về mặt lợi nhuận. Thế nhưng chúng lại là những trò chơi có mang lại những giá trị tinh thần rất cao. Nhờ chơi trò chơi này mà bạn có thể biết thêm được những câu chuyện lịch sử qua những bài vè, nhờ đó có thêm nhiều kiến thức và vốn hiểu biết hơn về sử nhà. 

Không chỉ có vậy, trò chơi này còn mang đến những phút giây thư giãn sau ngày làm việc căng thẳng. Là trò giải trí rèn luyện kỹ năng phản xạ nhanh ở trẻ nhỏ, giúp đầu óc và chân tay chúng trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn.

Mang nhiều giá trị như vậy nhưng có thể thấy, trò chơi này đang thật sự bị lãng quên. Khi internet ra đời, các thể loại game online lên ngôi, người ta có thể chơi ở bất cứ đâu và cuốn mình trong thế giới ảo. Trò chơi này càng ngày càng được ít nhắc tên đến hơn. 

Và có lẽ cũng chính vì thế, mà khi nhắc đến tên trò chơi này thậm chí có người còn chẳng biết về nó. Định nghĩa về trò chơi dân gian này càng bị phai mờ đi trông thấy, luật chơi, cách chơi cũng không còn ai chủ động tìm hiểu đến. 

Mang nhiều giá trị quý báu về tinh thần
Mang nhiều giá trị quý báu về tinh thần

Bảo tồn trò chơi chi chi chành chành

Bị lãng quên là vậy, thế nhưng cũng có không ít người tìm cách để có thể bảo tồn được nguyên vẹn những giá trị của trò chơi này. Đó là những người có niềm đam mê với văn hoá dân tộc hoặc những người nhận ra được giá trị quý báu của trò chơi này. 

  • Đưa vào các trường mầm non: Hiện nay, trò chơi này có xu hướng được đưa vào tổ chức tại các cơ sở mầm non. Đây là một ý tưởng tuyệt vời khi trò chơi này vừa giúp trẻ vui đùa, vừa khiến trẻ rèn luyện được kỹ năng phản xạ nhanh. 
  • Đưa tới các triển lãm về bản sắc văn hoá: Có không ít các triển lãm văn hoá nghệ thuật dân tộc ra đời và đây chắc rằng sẽ là địa điểm thích hợp để vừa bảo tồn, vừa quảng bá trò chơi này. 
  • Giới thiệu đến các khách du lịch: Một năm có hàng triệu lượt khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam và đây quả thực là một cơ hội tốt để quảng bá cho văn hoá nước nhà. 

Trò chơi này đang tìm cách được bảo tồn
Trò chơi này đang tìm cách được bảo tồn

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Chi chi chành chành, một nét đẹp dân tộc đang dần bị lãng quên bởi thời đại này càng hiện đại. Thế nhưng, nhờ những con người luôn tìm cách giữ gìn, bảo tồn thì những giá trị của trò chơi này chắc chắn sẽ còn nguyên vẹn mãi về sau.

Những bài viết liên quan

Bài viết gần đây