Đấu vật là một môn thể thao rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Vậy bạn đã thực sự hiểu và biết luật chơi đấu vật là gì hay chưa? Cùng tham khảo ngay các thông tin về bộ môn thi đấu thể thao đấu vật trong bài viết dưới đây nhé
1. Luật chơi đấu vật
Luật chơi đấu vật được quy định rõ theo các nội dung như sau:
1.1. Về đối tượng thi đấu
Trong luật đấu vật, các độ vật sẽ được xếp hạng theo cân nặng ở các mức, độ tuổi khác nhau khi tham gia thi đấu.
Các đấu sĩ được chia thành độ tuổi và cân nặng khác nhau trong thi đấu
1.2.Thời gian thi đấu
Trong luật đấu vật, thời gian thi đấu được quy định như sau:
- Đối với người lớn: 5 phút.
- Đối với trẻ em và thiếu niên: 4 phút.
1.3. Luật thi đấu trong đấu vật
- Khi thi đấu, các đô vật sẽ ôm lấy nhau. Sử dụng sức mạnh hoặc kỹ thuật của bản thân để làm đối phương ngã hoặc đẩy đối phương ra khỏi vòng thi đấu nhằm ghi điểm hoặc dành thắng lợi.
- Trong thi đấu, đô vật được tự do lựa chọn các miếng đánh, đứng của mình để thi đấu như gồng, lật, khóa, gài chân, vặn người, đẩy,…
- Điều khiển trận đấu là các trọng tài chính, trọng tài biên, trọng tài sới.
- Đấu vật sẽ cho điểm với các nguyên tắc là chất lượng trận đấu, thẩm mỹ của miếng đánh. Thang điểm được cho là từ 1 – 5.
- Trong trường hợp kết thúc hiệp đấu chính mà các đô vật có điểm số bằng nhau thì hiệp thi đấu phụ sẽ được diễn ra. Khi điểm 1 trong 2 đô vật hơn nhau là 3 điểm thì trận đấu sẽ kết thúc.
1.4. Quy định về sới thi đấu
- Sới thi đấu là hình tròn có đường kính 9cm, độ dày từ 4 – 6cm.
- Sới được làm bằng chất liệu mềm.
- Xung quanh mép sới rộng từ 1.2 – 1.5m.
2. Các hình thức đấu vật biểu diễn
Các hình thức đấu vật biểu diễn được phổ biến nhất hiện nay gồm có:
2.1. Đấu vật biểu diễn kiểu Mỹ
Đấu vật kiểu Mỹ được dựa trên nền tảng của hình thức đấu vật truyền thống. Các trận đấu mang hình thức biểu diễn sân khấu thông qua các câu chuyện kịch tính về mối thù giữa các đô vật.
Đấu vật biểu diễn kiểu Mỹ thường được tổ chức bởi các công ty như ROHH, WWE, TNA.
2.2. Đấu vật biểu diễn kiểu Nhật Bản
Đấu vật biểu diễn Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi là puroresu. Lúc này, đấu vật mang tính chất thể thao đối kháng hơn là biểu diễn cho với kiểu Mỹ.
Các trận đấu diễn ra đúng với phong cách thi đấu thực thụ. Các miếng đòn đánh mang tính chất võ thuật và phức tạp. Do đó, các đô vật hoàn toàn có thể gặp phải các chấn thương khi thi đấu.
2.3. Đấu vật biểu diễn kiểu Mexico
Tại Mexico, đấu vật biểu diễn kiểu còn được gọi với cái tên khác là lucha libre. Các đô vật được gọi là luchadores, khi bắt đầu sự nghiệp thi đấu sẽ đeo mặt nạ.
Các trận đấu vật thường được chia thành 3 hiệp và không có sự giới hạn về thời gian. Mỗi luchadores sẽ sử dụng cho mình các phong cách, miếng đòn đặc biệt trong thi đấu.
3. Sự phát triển của đấu vật tại Việt Nam
Tại xa xưa, đấu vật tại Việt Nam được biết đến là một trò chơi dân gian với tính chất cổ truyền tại các tỉnh miền Bắc. Lúc bấy giờ, các làng nổi tiếng với bộ môn đấu vật có thể kể đến như Thức Vụ, Phong Châu, Đoan Hùng, Trung Mầu,…
Một trận đấu vật được gọi là keo vật, các thế vật sẽ được gọi là “miếng”. Theo quan niệm, một đô vật gioi sẽ phải khỏe, nhanh nhẹ và có các miếng bất ngờ để hạ gục đối thủ.
Trong phong tục cổ truyền của Việt Nam hay còn gọi là lệ, người chiến thắng phải vật cho đối phương “lấm lưng trắng bụng” hay “ngã ngựa trắng bụng” hoặc nhấc bổng được đối phương.
Đấu vật dân gian tại Việt Nam thường được tổ chức vào các hội vật, hội làng vào tháng Giêng âm lịch
3. Kết luận
Đến nay, đấu vật là bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích và tham gia thi đấu. Tuy nhiên, nếu muốn có đủ sức khỏe để tham gia đấu vật, bạn cần rèn luyện đầy đủ các sức mạnh về thể chất để có thể đáp ứng được yêu cầu của bộ môn.