Lưu ý khi tập Yoga: 14 điều quan trọng cần biết cho người mới

Bạn đang dự định tập Yoga tại nhà nhằm rèn luyện sức khỏe thể chất khỏe mạnh và dẻo dai hơn nhưng chưa biết phải lưu ý khi tập Yoga, tự thực hành các tư thế Yoga?

Như chúng ta đã biết, tập Yoga là cách khơi nguồn sức sống mãnh liệt trong cơ thể mỗi người, là cách giúp lưu thông khí huyết tốt hơn. Với bộ môn này, ngoài việc tập luyện đúng động tác thì bạn cần phải nắm chắc những lưu ý khi tập Yoga để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 14 lưu ý quan trọng khi tập luyện Yoga tại nhà. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Tập Yoga có tác dụng gì?

Khi mới tìm hiểu về Yoga, hẳn bạn sẽ thắc mắc Yoga là gì? Đây cũng là câu hỏi của những người mới bắt đầu tập luyện bộ môn này. Vậy Yoga là gì?

Yoga là một họ các phương pháp luyện tập và luyện thân cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thế giới tâm linh của Ấn Độ được phổ biến chính qua khái niệm Yoga này. Người nam tập luyện Yoga được gọi là Hành giả, người nữ là Nữ hành giả.

Tập Yoga có tác dụng gì?
Tập Yoga có tác dụng gì?

Từ Yoga bắt nguồn từ chữ √yuj trong tiếng Phạn có nghĩa là đoàn kết, tham gia, … Bộ môn Yoga được phát triển dựa trên ý tưởng tâm trí và cơ thể là một nhằm giúp con người cải thiện cả thể chất, tinh thần và tâm tính.

Yoga là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho người tập

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, Yoga là bộ môn thể dục mang lại rất nhiều lợi ích về thể chất lẫn tinh thần cho người tập luyện.

Những tác dụng của tập Yoga sau một thời gian tập luyện chúng ta có thể thấy là:

  • Giúp cơ bắp khỏe mạnh và rắn chắc hơn.
  • Tăng sự linh hoạt, giảm những cơn đau.
  • Hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn.
  • Cải thiện hô hấp, năng lượng và sức sống.

2. 14 lưu ý khi tập Yoga tại nhà quan trọng mà bạn cần biết

Yoga là bộ môn có nhiều cấp độ khác nhau. Người tập Yoga đòi hỏi phải có quá trình tập luyện lâu dài và bền bỉ mới có kết quả như ý.

Ngoài tập Yoga tại các trung tâm chuyên nghiệp, bạn có thể tập Yoga tại nhà bằng cách tập theo các video hướng dẫn trên Youtube.

Theo các chuyên gia về Yoga, để tập Yoga tại nhà an toàn, đạt hiệu quả cao thì bạn cần lưu ý những điều cần biết khi tập Yoga quan trọng sau đây:

2.1. Có sự tư vấn, chỉ dạy của HLV

Khi tập Yoga tại nhà, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức Yoga chuyên sâu thì sự tư vấn, chỉ dạy của HLV chuyên nghiệp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Việc tìm cho mình một HLV Yoga giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện hiệu quả tập luyện.

Bởi HLV sẽ là người hướng dẫn bạn chỉnh sửa từng động tác, hơi thở một cách kỹ lưỡng, hỗ trợ bạn lựa chọn các tư thế Yoga phù hợp nhất với mình để từ đó giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu tập luyện, đồng thời yêu bộ môn này hơn.

Những lưu ý khi tập Yoga
Những lưu ý khi tập Yoga

2.2. Khởi động kỹ trước khi tập, thư giãn giữa và sau khi kết thúc các bài tập

Cũng như các bộ môn thể thao khác, trước khi tập Yoga bạn cần khởi động kỹ toàn bộ cơ thể để cơ bắp và xương khớp được làm nóng lên, vận động linh hoạt hơn.

  • Với bước khởi động: Bạn nên dành khoảng 15 phút để xoay các khớp cổ chân, cổ tay, vặn mình, ép chân, xoay đầu gối, lắc hông… để giảm thiểu những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện.
  • Việc thư giãn giữa và sau khi kết thúc buổi tập: Cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các động tác thư giãn, nghỉ ngơi giữa các tư thế Yoga sẽ giúp cơ thể của bạn được tiếp thêm năng lượng, mang đến thư thái, dễ chịu cho tâm hồn.

Nếu như khởi động là mở đầu cho buổi tập Yoga thì bước thư giãn sau khi kết thúc buổi tập bài khép lại đánh dấu đã hoàn thành buổi tập Yoga. Do vậy, các Yogi phải đặc biệt chú ý những điều này nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện cao nhất.

2.3. Ăn uống trước khi tập Yoga

Nguyên tắc trong tập Yoga hiệu quả là bạn không nên ăn trước khi tập 2 tiếng đồng hồ. Tuyệt đối không được tập luyện khi bụng quá no sẽ ảnh hưởng đến hơi thở cũng như quá trình vận động cơ thể không thể linh hoạt.

Để phát huy hiệu quả tập Yoga tốt nhất, bạn nên tích cực sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa, các loại rau xanh củ quả giúp thanh lọc cơ thể tốt nhất. Ngoài ra, các Yogi cũng cần chú bổ sung các loại thực phẩm giàu Protein và các chất béo lành mạnh.

Đối với các thực phẩm nhiều tinh bột, dầu mỡ và chất đường ngọt không tốt cho sức khỏe thì Yogi cần hạn chế sử dụng. Hãy cố gắng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo lượng calo nạp vào cơ thể vừa đủ.

2.4. Nhịp hít thở đúng cách rất quan trọng trong Yoga

Yoga là sự kết hợp hài hòa giữa các động tác tập luyện nhẹ nhàng với hơi thở đúng cách. Việc hít thở sâu và đều sẽ giúp cho cơ thể nạp được nhiều oxy, mang lại hiệu quả cao cho việc tập luyện.

HLV Yoga chia sẻ, dù tập luyện bất cứ tư thế Yoga nào bạn cũng cần chú ý hít thở sâu, chậm và đều. Điều chỉnh được thời gian hít vào và thở ra hợp lý sẽ giúp lượng khí giữ trong phổi nhiều hơn, tránh bị mất sức trong quá trình thực hành.

Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên thực hiện các bài tập hít thở trước khi tập Yoga nếu tập buổi sáng. Nếu thực hành Yoga buổi tối hãy thực hành các động tác trước và thở ra thư giãn sau.

Nhịp hít thở đúng cách rất quan trọng trong Yoga
Nhịp hít thở đúng cách rất quan trọng trong Yoga

2.5. Không gian tập Yoga. Tập tại nơi thông thoáng, yên tĩnh, sạch sẽ

Ngoài việc tập trung vào các tư thế tập luyện mềm dẻo, Yoga còn chú trọng đến tâm trí người tập.

Do vậy khi thực hành Yoga, bạn nên chọn cho mình một không gian rộng rãi, yên tĩnh, thoải mái và sạch sẽ. Nó sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn tập Yoga tốt hơn, có cơ hội trở thành Yogi chuyên nghiệp.

2.6. Tập trung tới bản thân và người hướng dẫn

Một trong những yếu tố giúp bạn thực hành Yoga đạt hiệu quả cao chính là sự tập trung cao độ của bản thân. HLV Yoga chia sẻ, khi tham gia bộ môn này bạn không nên so sánh khả năng tập luyện của mình đối với những người xung quanh.

Để thành công với các động tác Yoga, bạn hãy tập trung vào bản thân cùng sự hướng dẫn của giáo viên, HLV.

Trong quá trình thực hành, bạn hãy thả lỏng cơ thể, tập trung vào quá trình tập của mình và tự tin rằng nếu siêng năng, tập luyện đều đặn thì sẽ đạt được mục tiêu mong muốn.

2.7. Thời gian tập Yoga

Với bộ môn Yoga, bạn có thể lựa chọn thời gian tập vào buổi sáng, buổi chiều tối hoặc buổi tối trước khi đi ngủ đều hợp lý.

Ở mỗi thời điểm, các bài tập Yoga sẽ phát huy các tác dụng tuyệt vời của mình, giúp người tập rèn luyện sức khỏe, cảm nhận sự khỏe khoắn, cơ bắp chắc khỏe, đồng thời mang đến sự thoải mái trong tâm hồn, giảm bớt căng thẳng.

Các chuyên gia về Yoga chia sẻ, tùy vào khả năng của mỗi người mà bạn có thể tập Yoga kéo dài 60 phút/buổi hoặc 90 đến 2 tiếng đồng hồ mỗi buổi.

Để nâng cao hiệu quả tập luyện thì mỗi bài tập Yoga bạn nên thực hiện khoảng 15 phút với các tư thế nhẹ nhàng, chậm rãi.

2.8. Lựa chọn bài tập Yoga phù hợp

Trong Yoga có rất nhiều trường phái khác nhau. Khi tham gia bộ môn này bạn cần tìm hiểu và lựa chọn trường phái phù hợp với bản thân mình để tập luyện.

Tập luyện Yoga đòi hỏi có quá trình thực hành từng bước từ các bài tập đơn giản đến nâng cao, phức tạp.

Đối với người mới bắt đầu làm quen với Yoga thì hãy lựa chọn các tư thế Yoga đơn giản, dễ tập luyện. Và khi cơ thể đã dẻo dai hơn thì bạn hãy nâng dần độ khó về bài tập của mình nên.

2.9. Cảm nhận lắng nghe cơ thể. Không tập luyện quá sức

Lời khuyên của các HLV Yoga là bạn không tập Yoga dựa theo việc theo đuổi khả năng tập luyện của người khác để bắt chước mà cần lắng nghe cơ thể của mình đang cần gì, muốn gì để có sự điều chỉnh, lên kế hoạch tập luyện thích hợp.

Mục tiêu của tập Yoga không phải để chinh phục các động tác khó mà là xem giới hạn của bản thân, cố gắng hoàn thiện mình từng ngày. Trong quá trình tập luyện, bạn tuyệt đối không nên nóng vội, mạo hiểm thực hành các động tác khó, tăng cường độ tập quá khả năng của mình quá nhanh chóng.

2.10. Không lười biếng khi tập Yoga. Tập Yoga thường xuyên, đều đặn

Yoga là một quá trình rèn luyện và thực hành lâu dài. HLV Yoga chia sẻ, để đạt được hiệu quả về sức khỏe lẫn tinh thần khi tập Yoga thì người tập cần kiên trì, nghiêm túc thực hành các tư thế Yoga một cách đều đặn và thường xuyên.

Trên thực tế, tập Yoga không theo quá trình, hay bỏ dở, ngắt quãng sẽ khiến cơ thể khó lấy được sự dẻo dai, linh hoạt trong từng động tác.

Hơn nữa, niềm đam mê, yêu thích bộ môn này sẽ giảm đi đáng kể nên hiệu quả của Yoga mang lại sẽ không đạt như mong muốn.

2.11.Trang phục tập Yoga phù hợp

Tập Yoga đòi hỏi cơ thể của bạn phải uốn dẻo, vận động linh hoạt theo từng động tác, tư thế. Người tham gia tập Yoga nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục bó sát người nhưng co giãn, thấm hút mồ hôi tốt.

Bằng những loại trang phục này, bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái, dễ chịu trong quá trình tập luyện.

Đặc biệt, người hướng dẫn sẽ dễ dàng nhận ra những thiếu sót của bạn trong lúc thực hiện động tác, từ đó có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời.

2.12. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tập Yoga

Khi tham gia tập Yoga bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các dụng cụ tập luyện nhằm phát huy hiệu quả tập luyện cũng như bảo vệ cơ thể tránh khỏi những chấn thương có thể xảy ra.

  • Thảm tập Yoga là phụ kiện quan trọng và thiết yếu trong quá trình tập Yoga. Sử dụng thảm chất lượng sẽ giúp người tập tránh trơn trượt khi thực hiện các tư thế Yoga, đồng thời nâng đỡ cơ thể.
  • Ngoài ra, các Yogi sẽ sử dụng thêm các phụ kiện như: bóng Yoga, võng Yoga, gối Yoga… cho các bài tập Yoga cụ thể.

2.13. Không nên uống nước quá nhiều

Lưu ý tiếp theo khi tập Yoga là bạn không nên uống no nước trước khi tập. Việc uống nước trước khi tập sẽ khiến bụng của bạn to ra, gây khó khăn trong việc vận động, thực hiện các động tác Yoga linh hoạt.

Trong buổi tập, bạn có thể uống một ít nước theo từng ngụm nhỏ để tránh khát nước và vẫn đảm bảo cho hiệu quả tập luyện đạt kết quả cao.

2.14. Lưu ý khi tập Yoga có biểu hiện bất thường

Trong khi thực hành các tư thế Yoga, nếu bạn gặp các triệu chứng như đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, choáng váng, chóng mặt thì cần ngưng tập ngay và hỏi ý kiến HLV hướng dẫn để có những điều chỉnh về nhịp thở phù hợp.

Tổng kết

Có thể thấy rằng, Yoga là bộ môn thể dục giàu tính nghệ thuật và mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người tập luyện. Chính bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe đều khuyên mọi người nên dành thời gian thực hành các động tác Yoga thường xuyên hơn. Bài viết trên đây của đã chia sẻ đến bạn đọc các lưu ý khi tập Yoga tại nhà quan trọng. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bạn đã và đang bắt đầu tập Yoga. Chúc các bạn thành công!

 

Những bài viết liên quan

Bài viết gần đây