5 sách dạy cờ vây hay mang tới những câu chuyện đầy thú vị về cờ vây, môn thể thao trí tuệ giúp người chơi kích thích trí não, khởi nguồn của tư duy sáng tạo.
Giáo trình cờ vây Binh Gia Môn – sách dạy cờ vây
Cờ Vây có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân. Bàn cờ Vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ, tạo nên 361 giao điểm tổng cộng. Một điểm ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên – tức Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm (âm lịch), được chia ra làm bốn góc là xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ Đen và Trắng đại biểu cho ngày và đêm… Như vậy cả bàn cờ như là hình tượng biến hóa của Trời và Đất – Âm và Dương. Cờ Vây – trò chơi trí tuệ có sức sống mãnh liệt.
Tham khảo thêm:
- 10 lợi ích của chơi cờ vây khi cho trẻ em tham gia chơi
- Hướng dẫn cách chơi cờ vây / Chiến thuật và luật chơi cơ bản
Cho tới ngày nay, dù đã hơn 4000 năm tuổi nhưng Cờ Vây không những không bị lão hóa, bị mai một mà ngày càng tràn trề sức sống. 68 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục đã cùng nhau lập ra Hiệp hội Cờ Vây Quốc tế – trong đó có Việt Nam được kết nạp năm 1998 – thu hút nhiều người hâm mộ.
Khác với Cờ Vua và Cờ Tướng, Cờ Vây có mục tiêu tối thượng và duy nhất là chiếm được “đất” càng nhiều càng tốt. Bắt quân cũng rất cần nhưng luôn là chuyện thứ yếu. Nếu so với cờ Tướng, Vua chỉ có 32 quân và 64 ô để hoạt động thì người chơi Cờ Vây phải có sự tính toán cực kỳ sâu xa mới có thể điều khiển 361 quân trên một diện tích rộng gấp 5 lần. Điều đó giải thích vì sao người chơi Cờ Vây phải tính trước rất nhiều nước không chỉ cho một đám quân mà cho cả chục đám quân xen kẽ rất phức tạp trên bàn cờ. Óc tưởng tượng trong Cờ Vây là rất lớn.
Tinh hoa Cờ Vây không đặt trong sự thắng thua. Tuy giới hạn về luật lệ nhưng vô hạn về chiến thuật. Cờ Vây là môn thể thao trí tuệ duy nhất trên thế giới giúp người chơi kích thích bán cầu não phải – khởi nguồn của tư duy sáng tạo…
Thiếu nữ đánh cờ vây
Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản.
Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng đã chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sỹ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng gờm nhất của nàng.
Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình không ai nói, với những thế cờ khiến họ xích lại gần hơn số phận dị thường của họ. Sự điềm nhiên của thiếu nữ và những quân cờ trên quảng trường cuối cùng không thoát khỏi sự xô đẩy của cuộc chiến. Nàng gặp lại kỳ thủ của mình trong một tình huống oái oăm hơn bất cứ thế cờ nào mà họ từng đối mặt, và chỉ có cái chết mới giúp hai người được an lành với tình yêu của mình giữa cuộc chiến thảm khốc ấy..
Hikaru kì thủ cờ vây
Ngày nọ, Hikaru tìm thấy một bàn cờ vây cũ kĩ trên gác xép trong kho nhà ông ngoại. Bỗng đâu, từ trong bàn cờ, linh hồn Fujiwarano Sai xuất hiện và nhập vào tâm thức cậu. Vốn là một kì thủ thiên tài từ thời Heian, Sai coi trọng cờ vây hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Từ đây, Hikaru từng bước dấn sâu vào thế giới cờ vây kì thú dưới sự dẫn dắt của Sai.
“Trên bàn cờ có 9 Thiên Tinh. Mỗi lần đặt quân cờ lên bàn cờ là sáng tạo ra một ngôi sao. Giống như một vị thần – Ta là thần, vị thần tối cao trên bàn cờ”. Từ một cậu bé ham chơi chỉ thích game, không biết tự khi nào, Hikaru đã có được cảm nhận tuyệt vời như vậy về cờ vây.
Quản trị theo phong cách cờ vây
Bạn sẵn sàng có đôi mắt tuyệt vời ấy rồi chứ?
Hãy bắt đầu ván cờ này thôi! Chúng ta thường tin vào đôi mắt của chính mình. Cái gì ta thấy, cái ấy tồn tại. Điều gì ta biết, điều ấy có thật. Nhưng cũng có những sự thật đôi mắt ta thường bỏ qua. Cũng thế, một lối tư duy thường chỉ đi theo một hướng mà bỏ qua các hướng còn lại.
Cuốn sách này giới thiệu một đôi mắt mới, một cách nhìn mới và một tư duy mới đối với nhà quản trị. Đấy là đôi mắt, cách nhìn và tư duy của một kì thủ cờ vây. Tại sao lại là cờ vây?
Chúng ta vẫn nói về Binh Pháp Tôn Tử, vẫn không ngừng học hỏi từ những nhà quản trị bậc thầy Trung Quốc như Khang Hy, Khổng Minh, Lưu Bị Chứng tỏ, chúng ta biết rằng, những chiến lược quản trị từ xa xưa mang một sức mạnh và trí tuệ vượt trội, tuyệt vời.
Cờ vây là kết tinh trí tuệ của Trung Hoa từ hàng nghìn năm trước, và vì thế, cờ vây mang theo những tư tưởng rất đáng học hỏi. Có được đôi mắt nhìn nhận và giải quyết vấn đề của một kì thủ cờ vây, nhà quản trị sẽ chứng nghiệm một phương thức quản trị mới:
- Nhìn xuyên qua những lớp nghịch cảnh ở bề mặt.
- Nhận thức rõ và định hướng hành động.
- Có chiến lược và mục tiêu rõ ràng.
Nhà quản lý – Kỳ thủ cờ vây
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chơi cờ vua dành cho người chơi mới đơn giản nhất
- Câu cá – Hướng dẫn cách bắt được nhiều cá hiệu quả nhất
Cờ vây là một ẩn dụ phong phú và là một bài luyện tập tốt để làm quen với những vấn đề về quản lý. Trong cuốn sách này, các tác giả mời những nhà điều hành doanh nghiệp và nhà quản lý theo dõi tiến trình của một ván cờ để qua đó có thể vận dụng những nguyên tắc của cờ vây vào công việc.
Trên đây là những cuốn sách dạy cờ vây mà bạn có thể đọc khi tìm hiểu về bộ môn này! Chúc bạn có học hỏi được tốt nhất