Karate tại Việt Nam hình thành và phát triển như thế nào?

Karate-Do được truyền vào Việt Nam lần đầu tiên tại Huế thập niên 1960, bởi võ sư Suzuki Choji. Từ đây, Karate-Do lần lượt phát triển khắp ba miền. Trong nội dung này hãy cùng mình tìm hiểu về Karate tại Việt Nam hình thành như thế nào?

Nguồn gốc Karate tại Việt Nam

Karate Tại Việt Nam, con đường truyền bá chính thức của môn võ Karate do Võ sư người Nhật Bản Suzuki Choji (鈴木長治) sinh ngày 10 tháng 06 năm 1919 tại Miyagiken (cùng quê quán với võ sư Gogen Yamaguchi).

Có thể bạn muốn xem thêm:

Từ năm 8 tuổi đến năm 18 tuổi, Thầy học Tiểu học và Trung học ở Kasagami. Trong thời gian này Thầy tập Judo (Nhu đạo) ở trường Kasagami và năm 13 tuổi, Thầy được thân phụ gửi đến thọ giáo với một thiền sư dạy Karatedo trong vùng đó là Thầy Sigimoto Tadao, có nguồn gốc võ thuật từ Naha-Te.

Nguồn gốc Karate tại Việt Nam
Môn võ có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Thầy còn được Đại sư Asano Zenkisti (sư phụ của Thầy Sigimoto Tadao) huấn luyện để trở thành một một tu sĩ. Asano cũng có mối quan hệ thân tình với thân phụ Suzuki Choji. Asano Zenkisti tiếp tục truyền dạy Karatedo Hệ phái Take No Uchi Ryu (Trúc Chi Nội Lưu) và Jiu-Jitsu cho Thầy, đó là một trong những hệ phái Karatedo/Jiu-Jitsu cổ xưa nhất của Okinawa.

Năm 19 tuổi Thầy Suzuki Choji lên Tokyo lập nghiệp, làm thêm ở một hãng xe hơi ở Thủ đô. Tại đây, Thầy tiếp tục tập luyện Karatedo đồng thời chuyên tâm đọc sách, nghiên cứu Võ đạo, Judo và Karatedo. Niềm đam mê võ thuật đã đưa Thầy hạnh ngộ và tập luyện cùng Đại sư Kisaburo của hệ phái Takenouchi-ryū (Trúc Chi Nội Lưu)

Thời gian đầu của Karate tại Việt Nam

Năm 1940 khi Đại chiến Thế Giới lần hai lan rộng. Như nhiều thanh niên Nhật Bản thời bấy giờ, Thầy Suzuki Choji được động viên vào quân đội Thiên Hoàng. Lúc này Thầy 21 tuổi.

Năm 1942, rời quân trường, Thầy được chuyển sang Mãn Châu. Năm 1943, sang Mã Lai. Năm 1944, một tàu chiến của Nhật Bản mà Thầy tham gia chiến đấu đã bị đánh chìm trên biển Thái Bình Dương. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển với tấm ván nhỏ, ông được một tàu đánh cá cứu sống rồi tới Việt Nam.

Thời gian đầu của Karate tại Việt Nam
Khoản thời gian khó khăn của Karate tại Việt Nam.

Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Thầy Suzuki Choji quyết định ở lại Việt Nam và tham gia Mặt trận Việt Minh kháng chiến chống Pháp với cấp bậc đại uý, nhận lời huấn luyện võ nghệ cho một đơn vị bộ đội ở Lạng Sơn. Trong một lần Phạm Văn Đồng (sau này là Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) tình cờ ghé thăm, đã quý mến tặng Thầy Suzuki Choji một khẩu súng có khắc tên ông, đồng thời đặt tên Việt Nam cho người chiến sĩ xuất thân từ Nhật Bản này là Phan Văn Phúc.

Trước năm 1948, Thầy công tác ở Liên khu 4 (Thanh Hoá). Sau đó, Thầy chuyển vào Liên khu 5 (Quảng Ngãi) phụ trách xưởng sản xuất dụng cụ y tế tại vùng Chợ Chùa cung cấp cho Mặt trận và dạy những bài võ Karate đầu tiên cho du kích, tự vệ. Đến năm 1952, Thầy lập gia đình với Cô Nguyễn Thị Minh Lệ (Cô Năm) – Người nữ cứu thương của Liên khu năm gốc Tam Quan – Bình Định.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, Thầy cùng gia đình về định cư ở Huế. Năm 1960, Thầy mở đạo đường mang tên Suzucho Karatedo Ryu Dojo Noen, dạy Judo và Karatedo, khai sinh Trường phái Suzucho Karatedo. Suzucho (鈴長, Linh Trường – Tiếng chuông vang xa) là từ ghép từ họ và tên của Người sáng lập, hàm nghĩa lưu truyền sự nghiệp dài lâu như tiếng chuông ngân xa. Vợ Thầy thì may võ phục, phục vụ cơm nước cho các môn sinh từ xa tới.

Karate Việt Nam từ 1960 cho tới nay

Mặc dù vậy, đến năm 1963 Đạo đường mới chính thức đi vào hoạt động sau khi được chính quyền địa phương cấp giấy phép. Đạo đường đặt tại số 8 Võ Tánh, Huế (nay là đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Huế), Những thế hệ môn sinh đầu tiên của Karatedo Việt Nam như Ngô Đồng, Hạ Quốc Huy, Nguyễn Xuân Dũng, Lê Văn Thạnh, Hoàng Như Bôn v.v… đã trưởng thành từ đây.

Karate Việt Nam từ 1960 cho tới nay
Địa chỉ võ đường Karate tại Huế.

Có thể bạn quan tâm:

Trong thời gian này, một số cao đồ của Thầy đã xin mở một số lớp võ ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học lân cận. Huế trở thành nơi có phong trào Karatedo phát triển mạnh nhất và được coi như cái nôi của Karatedo Việt Nam.

Tháng 3 năm 1973, Thầy trao lại quyền quản lý Đạo đường số 8 Võ Tánh, Huế cho cao đồ là võ sư Lê Văn Thạnh, còn Thầy đi phát triển Karatedo tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khác.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Thầy cùng gia đình chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và làm giám đốc khách sạn Kiyo ở Khánh Hội cho đến khi hồi hương về Miyagiken, Nhật Bản vào ngày 18 tháng 12 năm 1978. Tại Sài Gòn, Thầy Suzuki Choji đã truyền dạy cho nhiều học trò trong đó Thầy Nguyễn Hữu Trung (người đầu tiên gây dựng Karatedo Gò Vấp).

Trên đây là những thông tin về Karate tại Việt Nam. Một môn võ có lịch sử không quá lâu đời nhưng lại có nguồn gốc không mấy rõ ràng. Tuy nhiên, Karate vẫn là một môn võ vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, bạn không cần quá quan tâm đến nguồn gốc của môn võ Karate. Hãy tận hưởng điều tuyệt vời mà môn võ này mang lại bằng cách tập luyện.

Tổng hợp: thethaomoingay.net

Những bài viết liên quan

Bài viết gần đây