Lịch sử của Karate hình thành và phát triển từ khi nào?

Karate có nguồn gốc xuất xứ tại quần đảo Okinawa, Nhật Bản và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những môn võ thuật truyền thống Trung Quốc, thường được gọi chung là Kung Fu. Lịch sử của Karate Okinawa bắt nguồn từ cuối thế kỷ 17 khi lệnh cấm vũ khí được ban bố bởi những nhà cầm quyền samurai.

Lịch sử của Karate

Lịch sử phát triển chính xác của môn võ Karate bị thất truyền do thiếu thông tin văn bản vì những quy tắc nghiêm ngặt của bộ môn võ thuật này vào thời điểm đó. Điều này có nghĩa là tất cả những buổi huấn luyện của các bậc thầy như Kanga Tode Sakugawa và Sokon ‘Bushi’ Matsumura phải được thực hiện trong bí mật.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Chứng cứ văn bản về Karate ở Okinawa đề cập đến từ “Tode” (tên mà người Okinawa đặt cho môn võ) vào cuối những năm 1700. Văn bản cũng đề cập đến sự viếng thăm của một du khách Trung Quốc tên Kushanku, chính người này đã truyền dạy Kung Fu cho người dân trên đảo Okinawa. Sự kết hợp của 2 bộ môn được gọi là Te, có nghĩa là “tay”.

Lịch sử của Karate
Lịch sử của Karate đã bị thất lạc từ lâu.

Te được phổ biến ở 3 thành phố Shuri, Naha và Tamarai. Mỗi thành phố phát triển môn võ theo cách riêng. Các phân nhánh ngày nay thể hiện rõ điều này: Shotokan và Shito-ryu chủ yếu chịu ảnh hưởng của phong cách từ thành phố Shuri, đó là Shuri-te và Goju-ryu mặt khác bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi Naha-te.

Vào cuối thế kỷ 20, Anko Itosu được phép công khai việc huấn luyện cho những người muốn học võ và bắt đầu dạy Te tại các trường học ở Okinawa. Sensei Gichin Funakoshi, một trong những học trò của Itosu đã mở rộng phong trào dạy Te và giới thiệu môn võ này tới Nhật Bản năm 1922.

Funakoshi đã thực hiện nhiều sửa đổi để người Nhật dễ dàng tiếp cận môn võ hơn bao gồm cả việc thay đổi tên gọi và Karate được sinh ra từ đó. Vào cuối đời, Funakoshi đã thành công trong việc thành lập Hiệp hội Karate Nhật Bản (JKA). Tổ chức được thành lập với mục đích đưa Karate trở thành môn võ thuật mang tầm quốc tế bằng cách gửi các giảng viên giỏi nhất để truyền thụ nó trên toàn cầu.

Ngày nay, hàng triệu người trên khắp thế giới tập Karate. Mặc dù các dòng thời gian về lịch sử của Karate và những sự kiện của môn võ này không được rõ ràng nhưng chúng ta có thể thấy được sự đóng góp của những bậc thầy Okinawa là rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của môn võ.

Quá trình phát triển của Karate

Quá trình phát triển của Karate
Sự phát triển của Karate.

Có thể bạn quan tâm:

Karate được phổ biến ở 3 thành phố Shuri, Naha và Tamarai. Mỗi thành phố phát triển môn võ theo cách riêng. Các phân nhánh ngày nay thể hiện rõ điều này: Shotokan và Shito-ryu chủ yếu chịu ảnh hưởng của phong cách từ thành phố Shuri, đó là Shuri-te và Goju-ryu mặt khác bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi Naha-te.

Lịch sử của Karate thể kỉ 20, Anko Itosu bắt đầu truyền dạy rộng rãi cho những người muốn học Te tại các trường học ở Okinawa. Học trò của Itosu là Gichin Funakoshi đã dành trọn cuộc đời mình để nỗ lực quảng bá hình ảnh Te đến khắp nơi trên nước Nhật. Trong quá trình đó, ông đã thực hiện nhiều thay đổi để người Nhật có thể dễ dàng tiếp cận môn võ này hơn. Điển hình như đổi tên thành Karate như ngày nay. Trong nhưng năm cuối đời, ông đã thành lập nên Hiệp Hội Karate Nhật Bản (JKA). Tổ chức ra đời với mục đích đưa Karate trở thành môn võ mang tầm vóc quốc tế.  Họ điều các võ sư có trình độ đi truyền đạt võ thuật khắp thế giới.

Những năm 1945, các võ đường mọc lên như nấm sau mưa ở Mỹ. Có hàng triệu võ sinh theo học môn võ này trên khắp thế giới. Ngày nay, Karate vẫn giữ được vị thế là một trong những môn võ phổ biến nhất thế giới. Karate là niềm tự hào của Nhật Bản mặc dù nguồn gốc của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về lịch sử của Karate. Một môn võ có lịch sử không quá lâu đời nhưng lại có nguồn gốc không mấy rõ ràng. Tuy nhiên, Karate vẫn là một môn võ vô cùng tuyệt vời. Vì vậy, bạn không cần quá quan tâm đến nguồn gốc của môn võ Karate. Hãy tận hưởng điều tuyệt vời mà môn võ này mang lại bằng cách tập luyện. Nếu còn điều gì cần giải đáp, hãy để lại ý kiến ở phần bình luận hoặc liên hệ hotline để được tư vấn kỹ nhất.

Tổng hợp: thethaomoingay.net

Những bài viết liên quan

Bài viết gần đây