Môn phái trong Karate có những cái tên nào nổi tiếng

Nếu là một môn sinh Karate, chắc chắn bạn biết rằng khái niệm Karate thực chất là một chiếc ô lớn bao trùm rất nhiều hệ phái nhỏ với các đặc điểm riêng biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về các môn phái trong karate lớn nhất của Karate qua bài viết này nhé.

Shotokan Karate

Shotokan là phong cách Karate phổ biến nhất trên toàn thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ông tổ của môn phái trong karate này là Funakoshi Gichin, một võ sự và nhà ngôn ngữ học, đến từ mảnh đất Okinawa, cái nôi của môn phái này. Trước khi sáng tạo ra hệ phái Shotokan Karate, Funakoshi đã có một quãng thời gian dài  luyện tập hai môn phái võ nổi tiếng nhất Nhật Bản thời bấy giờ là Shorei-ryu và Shorin-ryu. Nhìn thấy được những ưu nhược điểm của cả hai môn phái này, ông quyết định xây dựng nên một hệ thống võ thuật của riêng cho mình dựa chính và gọi nói là Karate.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Shotokan Karate.
Shotokan Karate.

Gichin Funakoshi lần đầu tiên ra mắt Karate trước đông đảo công chúng khi đại diện cho Okinawa đến Tokyo tham dự hội diễn võ thuật do hiệp hội võ sư Nhật Butokai tổ chức. Lần đầu tiên mang văn hoá của vùng đất này đến gần hơn với nước Nhật, Funakoshi được người dân Okinawa kỳ vọng như một vị anh hùng.

Goju-ryu Karate

Goju-ryu là một trong những nhánh chính của môn phái trong Karate truyền thống bắt nguồn từ đảo Okinawa. Ông tổ của hệ phái này là Higaonna Kanryo. Giống như Funakoshi, ông cũng theo học hai môn võ Shorei-ryu và Shorin-ryu ngay từ khi còn bé và trở thành một võ sư có tiếng ở Okinawa vào khoảng năm 1882.

Trong phong cách Goju-ryu Karate, nguyên lý “cương nhu” được đề cao hơn hết với những kỹ thuật trung hoà giữa sự mềm mỏng và cứng rắn. Phần “Nhu” đươc thể hiện ở những chuyển động xoay vòng lấy cảm hứng từ võ thuật Trung Quốc. Trong khi đó, phần “Cương” được thể hiện ở những đòn đánh mạnh mẽ, tập trung vào thể lực người dùng.Vượt lên trên giới hạn của một môn võ, Goju-ryu Karate có thể được coi là một nghệ thuật bởi những kỹ thuật uyển chuyển, nhu mì nhưng lại hết sức sắc bén.

Wado-ryu Karate

Wado-ryu Karate.
Wado-ryu Karate.

Wado-ryu Karate được sáng tạo bởi sư tổ Hironori Otsuka vào năm 1934. Ông là một võ sư kỳ cựu của môn phái Nhu Thuật và Shindo Yoshin-ryu trước khi sáng lập nên môn phái trong Karate cho riêng mình. Ông bén duyên với Karate sau khi được chứng kiến sự ra đời và phát triển của môn phái này ở tỉnh Okinawa. Với sự tò mò và thích thú, ông quyết định nghiên cứu kết hợp những ưu điểm của Nhu Thuật cùng với các kỹ thuật Karate và cho ra đời hệ phái Wado-ryu.

Trong cái tên Wado-ryu, chữ Wado có nghĩa là sự hoà hợp hay hoà bình, và đây chính là nguyên lý chủ đạo của hệ phái này. Người tập Wado-ryu sẽ tập trung học cách tránh đòn tự vệ, thay vì cách ra đòn tấn công như những hệ phái khác. Với những động tác di chuyển cơ thể nhanh và khéo léo, hệ phái này nhấn mạnh cách thức làm giảm tối đa tác dụng lực tấn công của đối phương trong chiến đấu. Ngoài ra, tuy không phải là trọng yếu, Wado-ryu cũng dạy người sử dụng những kỹ thuật đấm và đá để phản đòn.

Kyokushin Karate

Kyokushin Karate.
Kyokushin Karate.

Có thể bạn quan tâm:

Kyokushin là một lưu phái thuộc dòng Full Contact của Karate, được thành lập năm thành lập năm 1964 bởi sư tổ Ōyama Masutatsu. Đây là một trong những môn phái trong Karate được đánh giá là khốc liệt và nặng nhất trong các nhánh của môn võ Karate. Với 12 triệu môn sinh theo học, Kyokushin cũng được đánh giá là một trong những lưu phái Karate nổi tiếng với lượng môn sinh đông đảo trên khắp thế giới.

Một điểm đặc biệt ở Kyokushin chính là lưu phái này không cho phép các võ sĩ thực hiện đòn tay vào những bộ phận như mặt và đầu, nhưng ngược lại, đòn chân lại không hề bị cản trở ở bất cứ đâu. Chính vì vâỵ, các môn sinh của Kyokyshin thường tập trung sử dụng tay để đỡ và gạt các đòn tấn công. Các đòn chân sẽ được tận dụng triệt để để thực hiện những cú đá vô cùng khó đoán và mạnh mẽ.

Shito-ryu Karate

Shito-ryu Karate (Karate không thủ đạo) là 1 trong 4 môn phái trong Karate lớn nhất hiện nay, cùng với Shotokan-ryu, Goju-ryu và Wado-ryu. Lưu phái này được sáng lập từ năm 1931 bởi tổ sư Kenwa Mabuni (1889 – 1952). Ông là hậu duệ thứ 17 của chiến binh samurai nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản Uni-Ufugusuku. Với truyền thống thượng võ của dòng tộc mình, Mabuni đã bắt đầu tham gia giảng dạy bộ môn võ thuật Shurite từ năm 13 tuổi cùng với sư phụ của mình.

Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay ho về môn phái trong Karate. Đây là một môn võ được rất nhiều người chọn để luyện tập.

Tổng hợp: thethaomoingay.net

Những bài viết liên quan

Bài viết gần đây