Thể thức thi đấu bóng rổ 3×3 là một thể thức thi đấu bóng rổ mới được du nhập vào Việt Nam, để tạo sân chơi bình đẳng và hiện đại, Liên đoàn bóng rổ Việt Nam đã ban hành luật thi đấu bóng rổ 3×3:
Giới thiệu về thức thi đấu bóng rổ 3×3
Bóng rổ 3×3 là một hình thức chơi bóng rổ trên sân với 1 cột rổ. Mỗi đội sẽ có 3 người thi đấu với nhau trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài tên gọi 3v3 ra thì nó còn được nhắc tới là bóng rổ nửa sân.
Tham khảo thêm:
- 7 lợi ích của chơi bóng rổ đối với chiều cao, sức khỏe
- Các lỗi trong bóng rổ và các hình phạt đi kèm mà bạn nên biết
- Cách chơi bóng rổ từ cơ bản đến nâng cao cho người mới bắt đầu
Với bóng rổ 3vs3, chỉ cần mỗi đội đủ 3 thành viên là có thể tạo nên một trận đấu không kém phần hấp dẫn và sôi động. Bóng rổ 3×3 không cần phải trang bị một nhà thi đấu với khuôn viên lớn. Mà chỉ cần tìm được nơi nào thoáng mát với không gian vừa phải đủ để đặt một cột ném rổ.
Luật bóng rổ 3×3 hay còn gọi là luật bóng rổ nửa sân là một trong những quy định ban hành của FIBA về hình thức chơi bóng rổ 3 người. Với các quy tắc đưa ra nhằm mục đích mang lại tính công bằng cũng như cách chơi bóng chuẩn nhất. Áp dụng cho mọi trận đấu cũng như giải đấu 3v3 toàn thế giới. Dưới đây là các điều luật thi đấu bóng rổ 3×3 chi tiết, mời các bạn tham khảo:
Điều 1. Sân và quả bóng rổ thi đấu
Trận thi đấu sẽ được tổ chức trên sân bóng rổ 3×3 với 1 cột rổ. Diện tích của sân bóng rổ 3×3 tiêu chuẩn là 15 x 11 mét (dài x rộng). Sân thi đấu cần có kích thước theo đúng tiêu chuẩn, bao gồm đường ném phạt (5,80 mét), đường 2 điểm (6,75 mét) và khu vực “nửa vòng tròn không phạt lỗi tấn công” phía dưới rổ. Có thể sử dụng nửa sân bóng rổ tiêu chuẩn (sân bóng rổ 5×5).
Điều 2. Số lượng cầu thủ thi đấu
Theo luật bóng rổ 3×3 FIBA: Mỗi 1 đội bóng có tối đa 4 vận động viên có quyền thi đấu chính thức. Trong đó 3 vận động trên sân và 1 vận động viên dự bị. Không cho phép huấn luyện viên có mặt trên sân thi đấu để chỉ đạo bất kỳ chỗ nào.
Điều 3. Trọng tài điều khiển trận đấu
Tổ trọng tài điều khiển trận đấu gồm 02 trọng tài chính và 03 nhân viên bàn thư ký điều khiển thời gian/ghi biên bản thi đấu.
Điều 4. Bắt đầu trận đấu
- Trước khi trận đấu bắt đầu, cả 2 đội cùng đồng thời tiến hành khởi động.
- Việc lựa chọn đội kiểm soát bóng đầu tiên được thực hiện bằng cách tung đồng xu. Đội thắng từ việc tung đồng xu sẽ được lựa chọn quyền kiểm soát bóng khi bắt đầu trận đấu hoặc khi bắt đầu hiệp phụ nếu có.
- Trận đấu chi được bắt đầu khi các đội có đủ 03 vận động viên trên sân. Lưu ý: Điều 4.3 không bắt buộc đối với các sự kiện giải đấu cấp cơ sở.
Điều 5. Cách tính điểm và ghi điểm
- Những quả ném rổ thành công trong khu vực đường vòng cung (khu vực 1 điểm) được tính 1 điểm.
- Những quả ném rổ thành công ngoài khu vực đường vòng cung (khu vực 2 điểm) được tính 2 điểm.
- Những quả ném phạt thành công được tính 1 điểm.
Đội ghi được 21 điểm trước trong thời gian thi đấu chính thức vẫn còn sẽ là đội chiến thắng trận đấu.
Điều 6. Thời gian thi đấu và đội thắng cuộc
Thời gian thi đấu chính thức của một trận đấu là 10 phút. Đồng hồ thi đấu sẽ dừng lại trong các tình huống bóng chết và ném phạt. Sau khi đội tấn công và phòng thủ hoàn thành 1 lần giao bóng, đồng hồ thi đấu sẽ tiếp tục chạy trở lại ngay khi đội tấn công nhận bóng.
- Tuy nhiên, trước khi thời gian thi đấu kết thúc, đội ghi được 21 điểm hoặc hơn 21 điểm trước sẽ trở thành đội thắng cuộc. Điều này chỉ áp dụng trong thời gian thi đấu chính thức (không áp dụng với hiệp phụ).
- Nếu tỷ số là hòa sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức, sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ. Thời gian nghỉ trước khi hiệp phụ bắt đầu là 1 phút. Đội ghi được 2 điểm trước trong hiệp phụ sẽ là đội thắng cuộc.
- Nếu đến thời điểm bắt đầu trận đấu theo lịch thi đấu, đội bóng không có đủ 03 VĐV trên sân sẵn sàng thi đấu, đội đó sẽ bị xử thua do truất quyền thi đấu. Nếu bị xử thua do truất quyền thi đấu, điểm số của trận đấu sẽ được ghi W0 hoặc 0-W (W là đội thắng).
Nếu đội nào rời khỏi sân đấu trước khi trận đấu kết thúc, hoặc tất cả các VĐV của đội đó bị chấn thương và/hoặc bị truất quyền thi đấu, đội đó sẽ bị xử thua vì bỏ cuộc do thiếu người. Trong trường hợp có đội bị xử thua vì bỏ cuộc do bị xử thua cuộc, đội thắng được quyền lựa chọn bảo lưu số điểm của đội ghi được hoặc giành điểm từ trận thắng do truất quyền thi đấu, trong bất kỳ trường hợp nào, đội bị xử thua cuộc sẽ có số điểm là 0.
Đội bị xử thua vì thua cuộc do thiếu người hoặc bị truất quyền thi đấu vì lý do không chính đáng sẽ bị loại khỏi giải đấu.
Lưu ý:
- Trong trường hợp không có đồng hồ thi đấu, ban tổ chức sẽ quyết định thời gian thi đấu và/hoặc điểm số quy định để thắng cuộc. FIBA kiến nghị thống nhất giới hạn thời gian thi đấu với số điểm ghi được như sau: 10 phút/10 điểm, 15 phút/15 điểm, 20 phút/21 điểm.
- Điều 6.4 không bắt buộc với các giải đấu cấp cơ sở.
Điều 7. Lỗi / Ném phạt
- Một đội sẽ bị xử phạt ném phạt sau khi phạm quá 6 lỗi. Vận động viên sẽ không bị đuổi ra khỏi sân vì số lỗi cá nhân nếu vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định ở điều 16.
- Nếu tình huống ném rổ không thành công; Lỗi với VĐV có động tác ném rõ trong khu vực đường vòng cung sẽ bị ném phạt 1 quả; Lỗi với VĐV có động tác ném rổ ở ngoài khu vực đường vòng cung sẽ bị ném phạt 2 quả.
- Lỗi với VĐV có động tác ném rổ thành công, tính điểm và đối phương được ném thêm 1 quả phạt.
- Các Lỗi phản tinh thần thể thao và lỗi truất quyền thi đấu sẽ bị tính 2 lỗi vào số lỗi đồng đội. Lỗi phản tinh thần thể thao đầu tiên của một VĐV sẽ xử phạt 2 trái ném phạt, nhưng không mất quyền kiểm soát bóng. Tất cả các lỗi truất quyền thi đấu (bao gồm lỗi phản tinh thần thể thao thứ hai của một VĐV) sẽ xử phạt 2 trái ném phạt và quyền kiểm soát bóng cho đối phương.
- Một đội phạm lỗi đồng đội lần thứ 7, 8 và 9, đội đối phương sẽ được hưởng 2 quả ném phạt. Từ lỗi thứ 10 trở đi, đội đối phương sẽ được hưởng 2 quả ném phạt và được quyền kiểm soát bóng. Điều này được áp dụng cho cả lỗi phản tinh thần thể thao và lỗi với VĐV có động tác ném rổ, không theo quy định ở điều 7.2, 7.3 và 7.4.
- Tất cả các lỗi kỹ thuật đều bị xử phạt 1 quả ném phạt. Sau tình huống ném phạt, trận đấu sẽ tiếp tục như sau:
- Nếu lỗi kỹ thuật tính cho VĐV phòng thủ, đồng hồ thi đấu sẽ được điều chinh về 12 giây cho đội đối phương.
- Nếu lỗi kỹ thuật của đội tấn công, đồng hồ thi đấu sẽ tiếp tục từ thời điểm dừng lại trước đó cho đội tấn công.
Lưu ý: Không cho ném phạt đối với lỗi tấn công.
Có thể bạn quan tâm:
- Đá cầu là trò chơi thế nào? Các kỹ thuật đá cơ bản hiện nay
- Nhảy cao và những kỹ thuật bất bại để giành giải xuất sắc
Điều 8. Cách chơi bóng rổ 3×3
Tất cả các cầu thủ đều phải chơi bóng bằng tay và không được sử dụng chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Sau pha bóng vào rổ hoặc pha ném phạt cuối vào rổ (ngoại trừ các trường hợp tiếp tục được kiểm soát bóng):
- VĐV của đội không ghi điểm sẽ tiếp tục trận đấu bằng cách dẫn hoặc chuyền trực tiếp bóng từ trong sân, phía dưới rổ (không phải sau đường biên cuối sân) đến bất kỳ vị trí nào trong sân ngoài đường vòng cung 2 điểm.
- Khi đó, đội phòng thủ không được cản phá bóng trong khu vực nửa vòng tròn không va chạm ở dưới rổ.
Tiếp theo pha ném rổ hoặc quả phạt cuối bóng không vào rổ (ngoại trừ các trường hợp tiếp tục được kiểm soát bóng):
- Nếu đội tấn công giành được bóng, có thể tiếp tục tấn công mà không cần phải đưa bóng ra ngoài đường vòng cung.
- Nếu đội phòng thủ giành được bóng sẽ phải đưa bóng ra ngoài đường vòng cung (bằng cách chuyển hoặc dẫn bóng).
Nếu đội phòng thủ cướp hoặc cản được bóng, bóng phải được đưa ra ngoài đường vòng cung bằng cách chuyển hoặc dẫn bóng).
Trong các trường hợp bóng chết mà sau đó quyền kiểm soát bóng được trao cho 1 đội, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng cách giao bóng (giữa đội phòng thủ và đội tấn công) ở vị trí định và bên ngoài đường vòng cung.
Một vận động viên được xem là đứng ngoài khu vực đường vòng cung khi có cả 2 chân đều nằm phía ngoài và không chạm chân vào vạch.
Khi xảy ra tình huống nhảy tranh bóng, đội phòng thủ sẽ được quyền kiểm soát bóng.
Điều 9. Trì hoãn
- Việc trì hoãn hoặc chủ động chơi bóng không tích cực (cố tình không ghi điểm) sẽ được coi là phạm luật.
- Nếu sân được lắp đồng hồ tính thời gian cho đợt tấn công (shot clock), đội tấn công phải thực hiện ném rổ trong vòng 12 giây. Đồng hồ 12 giây sẽ bắt đầu chạy lại ngay sau khi VĐV của đội tấn công có bóng (sau tình huống giao bóng giữa đội phòng thủ với đội tấn công hoặc ở dưới bảng rổ sau pha bóng rổ)
- Nếu sau khi đưa bóng ra ngoài, VĐV tấn công dẫn bóng vào trong khu vực vòng cung và quay hướng lưng về phía rõ từ 5 giây trở lên sẽ bị coi là phạm luật.
Lưu ý: Nếu sân thi đấu không được trang bị đồng hồ 12 giây, mà có 1 đội thi đấu tiêu cực, không cố gắng ném rõ, trọng tài sẽ đưa ra cảnh cáo và ra kỷ hiệu đếm ngược thời gian 5 giây cuối cùng.
Điều 10. Quy định về thay người
Việc thay người được chấp nhận với bất kỳ đội nào trong các tình huống bóng chết và trước khi ném phạt hoặc trước khi đội phòng thủ giao bóng cho đội tấn công. VĐV dự bị có thể vào sân thay người sau khi đồng đội của anh ta đã ra khỏi sân và có sự tiếp xúc cơ thể với anh ta. Việc thay người chỉ được thực hiện ở phía sau đường biên ngang đối diện với bảng rổ; và việc thay người không cần báo cho trọng tài hay nhân viên bàn thư ký.
Qua bài viết này, mong rằng quý độc giả có thể biết và hiểu rõ luật thi đấu bóng rổ 3×3 để có thể góp phần tạo nên những sân chơi chuyên nghiệp cho những giải bóng rổ 3×3.