Cầu lông từ lâu vẫn luôn là một trò chơi được yêu thích bởi những đặc biệt của nó. Bên cạnh những bộ môn như bóng đá, bóng chuyền, đánh golf,… thì cầu lông cũng là trò chơi có tốc độ phát triển và thịnh hành nhanh chóng bởi những lợi ích, sự thú vị mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các kỹ thuật và những lưu ý để có một trận đánh chơi tuyệt vời này.
Một vài điều thú vị về cầu lông
Chơi cầu lông nhiều liệu bạn đã biết bản chất môn thể thao này là gì và tại sao nó lại phát triển đến như vậy. Cùng mình tìm hiểu nhé!
Thể lệ chơi cầu lông
Cầu lông còn có tên gọi khác là vũ cầu, là một môn thể thao đồng đội. Khi tham gia, hai hoặc hai cặp người chơi sẽ đứng ở 2 nửa sân chơi có dạng hình chữ nhật được phân cách bằng một mành lưới.
Trò chơi thể thao đơn giản nhưng cũng đầy sự giải trí. Điều này đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho những người tham gia chơi cầu. Sự khéo léo trong từng bước nhằm đảm bảo cho những phát đá không bị quá tầm, vừa đủ để hạ gục đối thủ nhưng cũng không quá mạnh khiến cầu bay ra ngoài. Như vậy, bạn mới có thể giành được chiến thắng tốt nhất.
Để bắt đầu chơi, bạn sẽ cần vợt đánh cầu và một quả cầu, sau khi tung đồng xu, người thắng sẽ chọn mặt sân và phát quả cầu trước, đối thủ phải chặn đường cầu sau đó đánh ngược lại. Mỗi khi đội ném trượt quả cầu, đội còn lại có được 1 điểm.
Đội cũng có thể ghi điểm nếu đối phương ném quả cầu theo hướng rơi ra ngoài sân hoặc chạm lưới. Trò chơi tiếp tục cho đến khi một đội đạt được một số điểm nhất định trước sẽ giành chiến thắng.
Quá trình phát triển
Cầu lông được biết đến ở British India vào khoảng giữa thế kỷ 18, sáng tạo bởi một sĩ quan quân đội gốc Anh. Đến năm 1867, các quy tắc chơi cụ thể bắt đầu được xây dựng và ghi chép lại thành văn. Khoảng đầu năm 1875, những cựu chiến binh từ Ấn Độ trở về đã sáng lập lên một câu lạc bộ cầu lông tại Folkestone.
Bước sang năm 1887, trò chơi thể thao này được chơi và phát triển rộng rãi ở Anh.Bộ luật đánh cầu chính thức xuất bản lần đầu Hiệp hội cầu lông tại quốc gia này. Kể từ năm 1992, nó chính thức trở thành môn thể thao thi đấu tại Olympic quốc tế. Cho đến nay, có thể thấy môn thể thao này vẫn luôn thu hút người chơi ở mọi quốc gia và có tiềm năng phát triển mạnh.
Liệt kê một số kỹ thuật đánh cầu lông cần biết
Môn thể thao nào khi mới bắt đầu chơi cũng cần sự rèn luyện, học hỏi và cầu lông cũng vậy. Dưới đây sẽ là là hướng dẫn chi tiết về các bước để đánh một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng trở thành những vận động viên quần vợt chuyên nghiệp.
Cầm vợt cầu lông đúng cách
Đây có lẽ thuộc kỹ thuật đánh cầu căn bản nhất nhưng nếu không biết cầm đúng cách mà chỉ làm theo cảm tính cũng sẽ là trở ngại lớn trong quá trình luyện tập của bạn. Cầm vợt có 2 dạng chính là cầm thuận tay và trái tay tùy vào khả năng, tình huống cũng như sở thích của từng người khác nhau. Bạn nên đặt ngón cái thoải mái nhất có thể trên bề mặt cán, các ngón tay còn lại giống cách cầm nắm đồ vật thông thường, tạo thành 1 góc chữ V trên cán vợt.
Chuyển động chân
Di chuyển đúng cách là bước đệm quan trọng để bạn có thể đánh cầu hiệu quả, chuyên nghiệp và tránh các trường hợp hụt hơi, vấp chân, đuối sức. Có đa dạng các hình thức di chuyển khác nhau chẳng hạn: di chuyển tiến lên, lùi xuống, đơn bước, đa bước, sang ngang,…
Hãy ghi nhớ các những điều sau để có các bước chuyển động thật dễ dàng:
- Vị trí xuất phát ở đâu.
- Chỉ nên sang ngang 1 bước.
- Chỉ nên tiến về trước hoặc sau 2-3 bước.
Giao cầu
Bên cạnh cách di chuyển và cầm vợt đánh cầu thì giao cầu là là 1 kỹ năng khác cần chú ý để tạo ra được những cú giao hợp lệ mà chuẩn xác. Trong cầu lông, người ta chia thành 2 kiểu giao cầu ứng với hướng đi và cách tiếp đất khác nhau của quả cầu.
- Giao thấp tay: Làm cho cầu bay ngay phía trên lưới rồi đáp xuống góc trên sân đánh chính là chủ đích của cách giao cầu này. Muốn giao cầu kiểu này thì hãy cẩn thận quan sát đối phương trước vì nếu mắc phải bất cứ sai lầm nào cũng sẽ làm bạn có thể phải chịu một cú đáp trả bất ngờ.
- Giao cao tay: Cuối sân của đối thủ chính là vị trí mà bạn muốn hướng tới khi tạo ra những cú cầu cao tay. Mách nhỏ một mẹo bạn nên giao cầu veef bên sân trái đối phương vì đây thường là chỗ hiểm đối với phần lớn những tay chơi quần vợt.
Đập cầu
Đập cầu hoàn hảo là khi bạn biết kết hợp giữa sức mạnh với những bước di chuyển, giữa lựa ở cổ tay và lực cơ thể. Một cú đập cầu chất lượng còn có thể khiến đối thủ của bạn đứng im mà không kịp trở tay nữa đấy.
Bỏ nhỏ
Bỏ nhỏ là kĩ thuật cực kỳ nhịp nhàng và khéo léo trong cầu lông. Bằng cách này bạn có thể đánh lừa đối thủ, tạo ra khoảng trống ở giữa sân hoặc cuối sân và từ đó ăn điểm rất dễ dàng.
Móc cầu
Để người chơi còn lại không kịp phản kháng thì bạn sẽ móc quả cầu sát lưới bên sân mình sang sát lưới cùng bên của sân đối diện. So với các kỹ xảo trước đó thì móc cầu có vẻ sẽ cần đến sự nhạy bén, kỹ năng cao hơn và đôi khi cả một chút ăn may đấy.
Những lợi ích đáng kinh ngạc khi chơi cầu lông
Một trong số những lý do góp phần cho sự phát triển của bộ môn thể thao cầu lông là những ích kỳ diệu mà nó mang đến cho mọi người, từ tinh thần, thể chất đến giải trí.
- Làm giảm tối thiểu các bệnh mãn tính về tim mạch: Chơi cầu lông sẽ giúp mạch máu lưu thông, tuần hoàn liên tục với các động tác như gập người, xoay, vươn,….Từ đó các chức năng tim mạch vận hành khỏe và hiệu quả hơn.
- Cải thiện vóc dáng: cầu lông sẽ giúp đốt cháy lượng calo dư thừa, cho bạn một vóc dáng mảnh mai, thon gọn. Đối với trẻ em ở lứa tuổi dậy thì, nó làm dãn cơ, xương để bạn đạt được chiều cao mơ ước.
- Rèn luyện nhiều kĩ năng: người chơi sẽ có cơ hội trau dồi khả năng làm việc tập thể, cách tư duy nhạy bén, linh hoạt và chủ động trong cách xử lí tình huống.
- Làm sảng khoái, phấn chấn tinh thần: cầu lông chính là cách vô cùng hữu hiệu để bạn thư giãn, vui chơi, giải tỏa stress, căng thẳng và chìm vào giấc ngủ sâu hơn vào buổi tối.
Nên cân nhắc gì khi chơi đánh cầu lông ?
Cầu lông thật sự rất tuyệt nhưng hãy xem xét những điều sau đây trước khi tham gia nhé:
- Một số đối tượng không nên chơi cầu lông: Người có chấn thương, người có vấn đề về hô hấp, người bị các tật về mắt, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt.
- Các rủi ro có thể gặp phải: chơi sai cách hay không có đồ bảo hộ cẩn thận có thể mang đến những hậu quả như chật khớp gối, khớp bàn chân, xầy xước chân tay hoặc thậm chí chấn thương nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bowling – Những kỹ thuật ném bóng cần thiết cho người mới
- Nhảy cầu là bộ môn gì? – Các kỹ thuật nhảy cầu cơ bản
Kết luận
Qua bài viết trên, mình đã cung cấp cho các bạn các thông tin cơ bản và chi tiết về bộ môn cầu lông. Mong rằng chúng sẽ hữu ích và giúp bạn có được những cuộc chơi thật đáng nhớ và bổ ích.